Đầu Tư Cho Tam Nông: Chưa Hiệu Quả, Thiếu Bền Vững
Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân sáng 18-4 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát đề nghị tăng gấp đôi đầu tư cho lĩnh vực này trong giai đoạn tới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, cần huy động thêm nguồn lực xã hội, không thể chỉ trông chờ ngân sách.
Thay mặt Đoàn giám sát, Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, giai đoạn 2006 – 2011, tổng vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân (NNNDNT) từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ là 432.787 tỉ đồng, bằng 49,67% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ. Đến 2011, cả nước có 8.940 xã có đường ô tô đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã (chiếm 98,6% tổng số xã). Các chỉ số phát triển hạ tầng nông thôn (hệ thống y tế, trường học, điện, nước sạch, chợ, vệ sinh môi trường, mạng lưới thông tin văn hóa) đuợc cải thiện đáng kể.
Báo cáo cũng cho rằng, nguồn lực đầu tư vẫn còn thiếu so với yêu cầu, còn đầu tư dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, có nơi xảy ra sai phạm trong quản lý đầu tư. Đoàn giám sát đề nghị, cần tăng ngân sách nhà nước cho NNNDNT giai đoạn 2011-2015 cao gấp 2 lần giai đoạn 2006-2010. Đặc biệt, cần tăng vốn đầu tư cho các tỉnh nghèo, tỉnh miền núi, những địa phương khó có điều kiện thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác.
Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, chúng ta đầu tư cho NNNDNT rất lớn (chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư ngân sách) nhưng kết quả chưa tương xứng.
“Phải làm rõ bộ mặt nông thôn đã thay đổi như thế nào trong 5 năm qua và thách thức trong 10 năm tới là gì, chuyển dịch cơ cấu lao động như thế nào. Ngoài ra, nên tập trung vào chính sách giảm nghèo, bởi đây là vấn đề trọng tâm của nông thôn, nhất là tình trạng thoát nghèo không bền vững, khả năng tái nghèo là cao. Chúng ta phải có chính sách mới cho số hộ cận nghèo”, Chủ nhiệm UB các vấn đề về xã hội của QH Trương Thị Mai kiến nghị.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng, cần phải huy động nguồn lực từ sức dân, Nhà nước và nhân dân cùng làm chứ không thể trông vào mỗi Nhà nước. Theo tính toán, để xây dựng một xã (theo chương trình xây dựng nông thôn mới), cần đầu tư ít nhất 220 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường ao nuôi cũng thường xuyên hơn trong suốt vụ nuôi. Tuy nhiên, người ta chưa quan tâm các ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người sử dụng và có những biện pháp phòng trừ.
Hơn 150 con bò sữa nhập ngoại cùng hơn 2 tỉ đồng kinh phí hỗ trợ phát triển đã được đổ về thí điểm ở 4 huyện gồm Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng và Thanh Liêm. Đến năm 2006, đàn bò sữa ở Hà Nam đã có lúc tăng lên gần 400 con.
Hơn 1.100 ha bãi triều nuôi ngao của tỉnh Thanh Hóa với sản lượng hàng năm khoảng hơn 15.000 tấn đã đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân của tỉnh. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 trở lại đây, đầu ra cho con ngao xuống thấp khiến cho nghề nuôi ngao gặp nhiều khó khăn.
Nói đến Lục Ngạn (Bắc Giang) không thể không nhắc đến cây vải thiều. Tuy không phải là quê hương của cây vải tổ nhưng Lục Ngạn lại là nơi trồng vải thiều nhiều nhất nước và có kỹ thuật canh tác cũng vào loại chuyên nghiệp nhất. Trong 22.000 ha cây ăn quả các loại của huyện, vải thiều chiếm đến 18.000 ha.
Ngày 18/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Công văn số 1976/BNN-TCTS chỉ đạo tạm ngưng việc DN phải thực hiện thủ tục đăng ký và xác nhận giấy đăng ký Hợp đồng và XK sản phẩm cá tra với Hiệp hội cá tra Việt Nam.