Gạo Sạch Quế Lâm Vẫn Khó Đầu Ra

Việc sản xuất thành công gạo hữu cơ đã mở ra một trang mới trong ngành nông nghiệp tỉnh TT- Huế. Song đầu ra vẫn là bài toán khó...
Chú trọng chất lượng
Làm ra hạt gạo là điều quen thuộc với người nông dân. Thế nhưng để sản xuất được “gạo sạch” là cả một quá trình không hề đơn giản. Việc tập đoàn Quế Lâm sản xuất thành công gạo hữu cơ đã mở ra một hướng đi mới cho nông dân tỉnh TT- Huế.
Có lần, được giới thiệu tới Hội chợ Thương mại quốc tế festival Huế 2014, tôi cùng nhiều người vô cùng ngạc nhiên, bất ngờ khi nhìn thấy nhãn mác bao bì có tên “Gạo hữu cơ Quế Lâm”, do tập đoàn Quế Lâm sản xuất.
Đây là sản phẩm gạo hữu cơ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe phụ nữ và trẻ em. Từ lâu, người tiêu dùng chỉ biết đến “khái niệm” rau sạch, trứng sạch, chứ chưa nghe đến “gạo sạch” vì thế tập quán sử dụng của người tiêu dùng chỉ quen với các giống lúa gạo truyền thống.
Tuy nhiên, khi đời sống người dân được nâng cao, họ cũng hướng đến một nguồn thực phẩm an toàn, nhiều chất dinh dưỡng.
Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Quế Lâm, cho biết, trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, một thành công đáng ghi nhận là việc tạo ra nguồn nông sản an toàn cho người tiêu dùng, đó là gạo hữu cơ. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất không chỉ tạo ra nguồn nông sản an toàn, chất lượng mà còn hạn chế chi phí đầu tư.
Ông Lam phân tích: “Việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh tạo điều kiện tốt cho người sản xuất trong khâu làm đất. Sau khi thu hoạch xong, bà con nông dân có thể tiến hành cày đất để gieo cấy. Trong quá trình sản xuất, không sử dụng bất kỳ các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ nào.
Bón phân hữu cơ vi sinh có thể tồn tại lâu dài, nuôi dưỡng trong lòng đất, không gây bạc màu, có tác dụng làm tơi xốp, không xảy ra sâu bệnh trên cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân”.
Hướng đến thị trường
Tại tỉnh TT- Huế, tập đoàn Quế Lâm đã đưa vào sản xuất gạo chất lượng cao vụ đầu tiên quy mô cánh đồng mẫu diện tích 10 ha tại HTX Nông nghiệp Phú Lương 1 (huyện Phú Vang) với hàng chục hộ dân tham gia sản xuất. Nguồn giống được đặt mua tại Cty CP Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh TT- Huế.
Ông Nguyễn Hồng Lam cho biết, dự kiến các vụ tiếp theo đơn vị sẽ tiếp tục mở rộng diện tích mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ. Khó khăn lớn đối với tập đoàn là đầu ra sản phẩm, bởi đến nay, bà con nông dân cũng như người tiêu dùng hầu như chưa hiểu biết về gạo sạch.
Do sản xuất với một quy trình nghiêm ngặt, chất lượng sản phẩm cao nên giá thành sản phẩm gạo Quế Lâm có thể cao gấp rưỡi, gấp đôi sản phẩm thông thường nên rất khó bán. Trong 5 năm qua, tập đoàn mới chỉ bán khoảng 300 tấn gạo hữu cơ, trong đó năm 2013 khoảng 200 tấn, dự kiến năm 2014 khoảng 400 tấn.
Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, tập đoàn Quế Lâm đã “quy tụ” 16 chuyên gia là những nhà khoa học đầu ngành, đồng thời vừa mới tuyển dụng 100 sinh viên đại học ngành nông nghiệp. Số sinh viên này phải trực tiếp ra đồng cùng nông dân tổ chức sản xuất, đến tận từng hộ dân để tiếp thị sản phẩm.
Related news

Trong tuần qua, chuối đã được tiêu thụ mạnh trở lại trên địa bàn huyện này. Theo một số hộ trồng chuối ở huyện Tuy An (Phú Yên), toàn bộ chuối ở các xã An Xuân, An Lĩnh và An Thọ được tư thương về tận thôn, xóm thu mua, sau đó tập kết tại thị trấn Chí Thạnh để chuyển lên các xe container đưa sang Trung Quốc tiêu thụ, mỗi ngày 60 tấn.

Đó là những cây nhãn trồng riêng lẻ trong vườn nhà dân không vì mục đích kinh doanh, chỉ lấy bóng mát. Ngành chuyên môn sẽ vận động, thuyết phục người dân đốn bỏ triệt để những cây nhãn này trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh chỗi rồng trên cây nhãn năm nay.
Thời gian gần đây, mô hình trồng mận An Phước trong nhà lưới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nhà vườn Lai Vung (Đồng Tháp). Với mô hình sản xuất này, trung bình 1.000m2 mỗi năm nhà vườn có thể lãi từ 60 - 70 triệu đồng.

“Nôm na thì cứ gọi nhãn Miếu, vì cây nhãn nằm gần ngôi miếu cổ, hoặc nhãn điếc vì quả có hạt nó rất nhỏ, nhăn nheo hoặc không có hạt, nhưng hương vị của nó thì… miễn chê” - Ông Vương Đăng Chính người làng Tân Chính, xã Đại Hoá, huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho biết như vậy.

Đó là ý kiến của đa số đại biểu tham dự hội thảo “Liên kết, hợp tác phát triển ngành dừa bền vững” do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức sáng 8-4. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Lễ hội Dừa Bến Tre lần thứ IV năm 2015 (từ ngày 7 đến 13-4-2015).