Gạo Nàng Thơm Chợ Đào Bị Nhái
Hơn 400ha chuyên trồng giống lúa đặc sản Nàng Thơm Chợ Đào (NTCĐ) ở xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Long An đã tụt giảm còn 100ha. Nông dân vùng này bỏ NTCĐ bởi không cạnh tranh được với gạo giả, gạo nhái đang tràn lan khắp nơi...
Năm 2006, UBND tỉnh Long An xác định thương hiệu NTCĐ là tài sản vô giá của địa phương nên yêu cầu Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh tiến hành đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá trong và ngoài nước. Thật bất ngờ khi nhãn hiệu này đã được đăng ký bảo hộ độc quyền tại Mỹ từ năm 2002! Tuy nhiên, việc mất thương hiệu vào tay nước ngoài vẫn không đáng lo bằng chuyện thương hiệu này đang bị huỷ hoại bởi tình trạng gạo nhái tràn lan trong nước.
Do gạo nhái bán với giá bèo (NTCĐ thật, giá 25.000 đồng/kg, hàng nhái giá dưới 20.000 đồng/kg) nên NTCĐ chính gốc không cạnh tranh lại, nông dân thua lỗ nên chán nản, chuyển sang trồng giống khác. Ông Tư Hưng - một lão nông có 50 năm gắn bó với cây lúa NTCĐ cho biết, làm gạo nhái rất dễ: Người các vùng lân cận đến mua lúa giống NTCĐ về trồng, khi thu hoạch nghiễm nhiên là NTCĐ nhưng chất lượng khác hẳn; cách nữa là thương lái về Mỹ Lệ mua đúng gạo NTCĐ thật rồi trộn gạo thơm của Thái có kích thước màu sắc tương tự rồi đem bán ra thị trường.
Theo ông Huỳnh Văn Cơ - Chủ nhiệm HTX Mỹ Lệ - đơn vị đang sở hữu thương hiệu NTCĐ, giống lúa này trồng mất 6 tháng mới thu hoạch - tức gấp đôi thời gian so với các giống khác nhưng năng suất chỉ bằng một nửa, khoảng 3,5 – 4 tấn/ha. Lâu nay, chỉ có 400ha đất cặp rạch Đào, nơi có 6 tháng nước ngọt và 6 tháng nước mặn là trồng được NTCĐ. Giống lúa này đặc biệt ở chỗ nếu đem trồng nơi khác thì hạt lựu và mùi thơm biến mất. Chính vì những điểm độc đáo này khiến NTCĐ vừa quý, vừa hiếm, giá lúc nào cũng gấp đôi, gấp 3 các giống lúa khác.
“Làm ăn đàng hoàng lại cạnh tranh không nổi với hàng nhái nên nông dân chán nản chuyển sang trồng các giống lúa khác. Giống NTCĐ thực tế chỉ còn chưa đầy 100ha, sản lượng gạo chừng 200 tấn/năm và có khả năng giảm nữa…” - ông Cơ lo lắng.
Related news
Thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh (Lộc Bình - Lạng Sơn) có 76 hộ đồng bào dân tộc Tày. Đời sống bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy, canh tác trên đất dốc, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Do đó, những năm gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang thực hiện chăn nuôi trâu, bò vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) có đến 40ha ruộng đất bị bỏ hoang 5 năm nay và đáng chú ý là có thôn tới hơn 50% số hộ dân bỏ ruộng không cấy với diện tích hơn 89.000m2.
Mặc dù cao su vẫn là chủ lực của kinh tế xã Long Tân, nhưng thời gian gần đây, địa phương này đang rộ lên phong trào chăn nuôi. Cũng từ đây, nhiều hộ nông dân đã khá lên nhờ những vật nuôi mà họ vẫn nghĩ không mang lại lợi nhuận cao.
Tại văn bản mới đây về việc “Tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Sở NN-PTNT “Chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư sản xuất rau an toàn tại các vùng sản xuất rau an toàn đã được quy hoạch… Chỉ đạo Thanh tra Sở NN-PTNT, Chi cục BVTV tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…”.
Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, huyện Quảng Điền đưa vào thả nuôi 634 ha thủy sản nước lợ, 111 ha cá nước ngọt và 912 lồng cá trên phá, ven sông.