Gắn kết nông dân cùng sản xuất, tiêu thụ

Tại buổi tập huấn, các học viên đã được giới thiệu về phương pháp lập kế hoạch sản xuất và tổ chức hoạt động của nhóm hợp tác, hội, chi hội. Trong đó có lập kế hoạch vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra, dự toán kinh phí hoạt động.
Ngoài ra, các học viên còn được nâng cao kỹ năng xây dựng chuỗi giá trị và kết nối thị trường sản phẩm chăn nuôi. Đây được xem là vấn đề quan trọng nhất hiện nay với người chăn nuôi trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, đại diện một số DN chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm còn đề nghị người chăn nuôi nên thực hiện đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, có như vậy mới giữ được thương hiệu sản phẩm.
Ông Hà Tiến Nghi – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn TP, còn phải nhập từ các địa phương khác. Được sự quan tâm hỗ trợ của ngành nông nghiệp, thời gian quan trên địa bàn TP đã hình thành 5 Hội chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm tại các huyện, thị xã được tổ chức theo liên kết chuỗi giá trị.
Ông Nghi nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập, việc tổ chức sản xuất, ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi có vai trò rất quan trọng. Đồng thời hoạt động của các tổ chức hội, chi hội chăn nuôi hiệu quả cũng là vấn đề cần quan tâm. Nếu các hộ sản xuất không có sự liên kết với nhau thì hoạt động của các hội, chi hội sẽ không hiệu quả
Có thể bạn quan tâm

Hà Nội đã mở một lối đi riêng biệt khi tiên phong thành lập hẳn một Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp để lo chuyện đầu ra cho bà con nông dân. Ngoảnh đi, ngoảnh lại đã hai năm…

Những hội thảo về giống M1-NĐ “nổ” ra liên tiếp ở các tỉnh miền Bắc kéo dài đến tận dải đất miền Trung... M1-NĐ ghi điểm vụ mùa 2015: Cơn sốt lên xứ Đoài

Tỉnh Bến Tre đang thực hiện Đề án “Tái cơ cấu chăn nuôi gia súc” theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Chỉ mới vụ thu hoạch đầu tiên nhưng bắp chuyển gen đã và đang mang lại niềm vui cho hàng ngàn hộ dân tại các tỉnh ĐBSCL.

Theo Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 vừa qua trên địa bàn TP xảy ra nhiều cơn mưa đậm hạt, kéo dài gây ảnh hưởng gần 2.000 ha lúa TĐ trong giai đoạn trổ, chín bị đổ ngã.