Gắn kết nông dân cùng sản xuất, tiêu thụ

Tại buổi tập huấn, các học viên đã được giới thiệu về phương pháp lập kế hoạch sản xuất và tổ chức hoạt động của nhóm hợp tác, hội, chi hội. Trong đó có lập kế hoạch vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra, dự toán kinh phí hoạt động.
Ngoài ra, các học viên còn được nâng cao kỹ năng xây dựng chuỗi giá trị và kết nối thị trường sản phẩm chăn nuôi. Đây được xem là vấn đề quan trọng nhất hiện nay với người chăn nuôi trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, đại diện một số DN chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm còn đề nghị người chăn nuôi nên thực hiện đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, có như vậy mới giữ được thương hiệu sản phẩm.
Ông Hà Tiến Nghi – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn TP, còn phải nhập từ các địa phương khác. Được sự quan tâm hỗ trợ của ngành nông nghiệp, thời gian quan trên địa bàn TP đã hình thành 5 Hội chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm tại các huyện, thị xã được tổ chức theo liên kết chuỗi giá trị.
Ông Nghi nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập, việc tổ chức sản xuất, ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi có vai trò rất quan trọng. Đồng thời hoạt động của các tổ chức hội, chi hội chăn nuôi hiệu quả cũng là vấn đề cần quan tâm. Nếu các hộ sản xuất không có sự liên kết với nhau thì hoạt động của các hội, chi hội sẽ không hiệu quả
Related news

Đâu là nguyên nhân Mặc dù công tác TRTT được tỉnh Đác Nông triển khai ngay từ đầu năm 2014, nhưng đến hết tháng 10-2014, toàn tỉnh mới chỉ có bốn dự án của bốn chủ đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt phương án TRTT với tổng diện tích là 45,26 ha.

Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Chàng (Như Xuân) hiện quản lý, sử dụng được giao quản lý: 8.250,3 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ban quản lý đã thường xuyên tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn các vụ việc phát sinh; sắp xếp, bổ sung và kiện toàn lực lượng phù hợp với thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.

Chủ trương trên đã giúp nhiều địa phương hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: Vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản... cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.

Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thương hiệu gạo quốc gia theo hướng xây dựng và phát triển thương hiệu ở cả ba cấp độ: quốc gia, vùng và địa phương. Đến thời điểm này, đây là việc không thể trì hoãn.

Bước vào vụ nuôi xuân hè năm 2015, nông dân ở các huyện vùng triều đã tập trung cải tạo ao, đầm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật từ trước Tết Nguyên đán. Vụ nuôi tôm này, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu đến 30 triệu con tôm sú trên diện tích khoảng 400 ha.