Gắn Chíp Điện Tử Để Quản Lý Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống
Đây là một trong những quy định tại Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ký quyết định ban hành.
Quy chế được ban hành nhằm tăng cường công tác quản lý đàn cá tra bố mẹ có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu đến năm 2015 có đủ giống cá tra chất lượng cao, sạch bệnh, thay thế toàn bộ giống cá tra hiện nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ nhu cầu sản xuất bền vững cá tra.
Theo Quy chế, cá tra chọn giống cung cấp cho các cơ sở tiếp nhận làm cá tra bố mẹ phải đảm bảo chất lượng, được gắn chíp điện tử để quản lý. Không trao đổi, mua bán cá tra chọn giống. Trường hợp cơ sở nhận nuôi, nếu không tiếp tục nuôi phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh trực tiếp quản lý.
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II là đơn vị được giao sản xuất cá tra bố mẹ chọn giống theo đặt hàng của Tổng cục Thủy sản, gắn chíp điện tử để quản lý và cung cấp phiếu xác nhận xuất xứ cá tra bố mẹ chọn giống cho cơ sở tiếp nhận làm cơ sở cho việc truy xuất nguồn gốc, tổ chức tập huấn về quy trình sản xuất cá tra giống từ cá tra bố mẹ chọn giống cho cơ sở tiếp nhận và các cơ sở sản xuất cá tra giống.
Cơ sở tiếp nhận đàn cá tra bố mẹ chọn giống khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sản xuất giống từ cá tra bố mẹ chọn giống và có nhu cầu tiếp nhận cá tra bố mẹ chọn giống cần đăng ký với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước 15/10 hằng năm; cam kết tiếp nhận cá tra bố mẹ chọn giống từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II và tuân thủ hướng dẫn quy trình công nghệ về sản xuất cá tra giống từ đàn cá tra chọn giống; thực hiện thay thế cá tra bố mẹ chọn giống sau 4 năm kể từ khi cho sinh sản lần đầu.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 670 triệu USD.
Theo xu hướng chung, nhiều nước châu Âu nhập khẩu cá tra sẽ chuyển dần sang nhập khẩu cá tra có chứng nhận của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm.
Có thể bạn quan tâm
Ông Trần Thanh Hoàng, Phó Trưởng phòng Kinh tế TX. Gò Công (Tiền Giang) cho biết, thống kê sơ bộ đến thời điểm hiện nay cho thấy, toàn thị xã có 281 căn nhà nuôi chim yến nhưng phong trào xây nhà đã tạm đứng lại.
Trong thời gian gần đây, nhiều vùng nông thôn đã xuất hiện những hộ nông dân phát triển chăn nuôi gà với số lượng hàng 100 con, hàng 1000 con mang lại hiểu quả kinh tế khá cao. Nuôi gà không chỉ cải thiện cuộc sống, bữa ăn hàng ngày mà còn cho thu nhập vài chục triệu đồng đến cả vài trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo quy mô.
Sinh sống tại những địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm làm giàu, những nông dân miền sơn cước đã xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế...
Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang triển khai mô hình hỗ trợ 19 hộ dân tộc thiểu số nghèo tại xã Cấm Sơn và Tân Mộc nuôi dê với kinh phí 100 triệu đồng từ ngân sách huyện.
Tại Việt Nam, Luật An toàn thực phẩm được xây dựng theo nguyên tắc quản lý toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”. Tuy nhiên, vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn, nhất là các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ.