Gần 408 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Đóng Mới 40 Tàu Cá Theo Nghị Định 67
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ vừa có Quyết định phê duyệt các tổ chức, cá nhân tham gia chính sách tín dụng theo Nghị định 67 của Chính phủ.
Theo đó, có 40 tàu được hỗ trợ vay vốn đóng mới tàu có công suất lớn để đánh bắt hải sản, trong đó có 37 tàu cá, 3 tàu dịch vụ hậu cần. Trong số đó có 15 tàu đóng mới bằng chất liệu vỏ thép, 2 chiếc bằng chất liệu vỏ composite, 23 chiếc bằng chất liệu vỏ gỗ.
Trong số 40 chiếc hỗ trợ đóng mới này thì huyện Bình Sơn được hỗ trợ 19 chiếc, huyện Lý Sơn được 5 chiếc, huyện Đức Phổ 13 chiếc, thành phố Quảng Ngãi 3 chiếc. Tổng số vốn đóng mới 40 chiếc tàu trên là gần 408 tỷ đồng, trong đó tàu có vốn vay lớn nhất là tàu dịch vụ hậu cần của Công ty cổ phần thủy sản Lý Sơn với tổng vốn trên 23 tỷ đồng. Tàu vay vốn thấp nhất là 4,5 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các chủ tàu liên hệ với các cơ sở đóng tàu để chủ tàu đặt hàng theo đúng quy định. Các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh tích cực chủ động liên hệ hướng dẫn chủ tàu làm thủ tịch vay vốn theo quy định…
Có thể bạn quan tâm
Mới đầu năm, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã phải “đấu” với Bộ Công thương quanh vấn đề nên hay không việc cho nhập khẩu 50.000 tấn đường từ Lào với thuế suất ưu đãi 0%.
Có dịp ghé thăm TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), dọc các tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn Tất Thành, Phan Bội Châu…, chúng ta dễ dàng bắt gặp những khóm lan rừng với đủ các chủng loại được bày bán phục vụ du khách gần xa đam mê thú chơi lan rừng. Chỉ với giá 30- 50.000đ là người chơi có thể sở hữu được một khóm lan, khóm lớn hơn có giá từ 70 -100.000đ.
Sản xuất lúa chất lượng cao được các DN đứng ra bao tiêu toàn bộ, với giá ổn định cao hơn thị trường, gồm các Cty chuyên thu mua, như Cty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Võ Thị Thu Hà, Cty TNHH Phát Tài; Trung tâm Giống An Giang; Cty TNHH Vĩnh Hoàn 2; Cty TNHH MTV Thương mại Xuất nhập khẩu Tân Phát; Công ty CP Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam liên kết tiêu thụ…
Năm vừa qua, dịch bệnh trên đàn heo được khống chế, người nuôi heo ở huyện Hoài Ân (Bình Định) ào ạt tăng đàn, những mong bội thu vào thời điểm cận Tết Nguyên đán. Nào ngờ giá heo đã không tăng, lại ngày càng giảm thấp, khiến người nuôi heo ở nơi được mệnh danh là vựa heo miền Trung đang buồn nẫu ruột.
Cụ thể hơn, ông Đại nói: “Sau khi UBND huyện làm việc với đại diện công ty (Cty Cổ phần sữa Đà Lạt - Dalat Milk, nay là TH Milk - PV), Cty đã đồng ý thu mua tất cả lượng sữa mà nhân dân làm ra ngay trong chiều cùng ngày. Đến nay, tình hình tiêu thụ sữa khu vực này ổn định”.