Gần 40% Thức Ăn Chăn Nuôi Nhập Khẩu Từ Trung Quốc

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam chi hơn 1,45 triệu USD cho nhập khẩu 1.656 con lợn giống, tăng 1,7 lần về giá trị và 1,9 lần về khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong 7 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu 944.965 con giống gia cầm với tổng trị giá hơn 3,67 triệu USD.
Không chỉ nhập khẩu giống chăn nuôi, nước ta cũng đang phải chi hàng tỷ USD mỗi năm cho việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN). 6 tháng đầu năm, tổng lượng các loại nguyên liệu TACN nhập khẩu là 5,9 triệu tấn với tổng giá trị 2,42 tỷ USD, tăng 55% về khối lượng và 29% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Đáng chú ý, tỷ trọng các loại nguyên liệu TACN nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc chiếm 38%, tăng so với tỷ lệ 35% cùng kỳ năm 2013.
Theo ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu TACN vì hiện nay nhu cầu thức ăn hỗn hợp gia tăng, trong đó 2 thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn là ngô và các sản phẩm đỗ tương. Hiện nay, mỗi năm,
Việt Nam sản xuất được hơn 1 triệu tấn ngô, trong khi đó nhu cầu cần 4 - 5 triệu tấn/năm, do vậy buộc phải nhập khẩu. Để giải quyết vấn đề này, Bộ NN&PTNT đang chuyển đổi một số diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng ngô để gia tăng nguồn cung trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi gia súc nhờ hệ thống đồng cỏ phong phú. Tuy nhiên, tiềm năng, lợi thế này chưa được người dân phát huy, đến nay bà con vẫn chăn nuôi theo phương thức cũ (thả rông) nên hiệu quả kinh tế không cao.
Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, sáng 9-10, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức buổi tọa đàm “Doanh nghiệp với nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Ông Simon Groot, Chủ tịch Tập đoàn East West seed cùng ông Joost Elzakker, TGĐ East West Hai mũi tên đỏ tại Việt Nam đến chợ đầu mối Hóc Môn, TP.HCM khảo sát, ghi nhận đánh giá của người tiêu dùng về một số sản phẩm giống dưa leo, khổ qua F1 của tập đoàn.

Bà con tham gia mô hình được hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư mua con giống, 30% thức ăn chăn nuôi và được tập huấn kỹ thuật.

Chương trình SX lúa hàng hóa chất lượng cao Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 có sức lan tỏa nhanh, hiện đã đạt khoảng 40.000 ha tại 14 huyện ngoại thành (chiếm 40% diện tích trồng lúa, tăng 30.000 ha so với năm 2010).