Gần 40% Thức Ăn Chăn Nuôi Nhập Khẩu Từ Trung Quốc

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam chi hơn 1,45 triệu USD cho nhập khẩu 1.656 con lợn giống, tăng 1,7 lần về giá trị và 1,9 lần về khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong 7 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu 944.965 con giống gia cầm với tổng trị giá hơn 3,67 triệu USD.
Không chỉ nhập khẩu giống chăn nuôi, nước ta cũng đang phải chi hàng tỷ USD mỗi năm cho việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN). 6 tháng đầu năm, tổng lượng các loại nguyên liệu TACN nhập khẩu là 5,9 triệu tấn với tổng giá trị 2,42 tỷ USD, tăng 55% về khối lượng và 29% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Đáng chú ý, tỷ trọng các loại nguyên liệu TACN nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc chiếm 38%, tăng so với tỷ lệ 35% cùng kỳ năm 2013.
Theo ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu TACN vì hiện nay nhu cầu thức ăn hỗn hợp gia tăng, trong đó 2 thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn là ngô và các sản phẩm đỗ tương. Hiện nay, mỗi năm,
Việt Nam sản xuất được hơn 1 triệu tấn ngô, trong khi đó nhu cầu cần 4 - 5 triệu tấn/năm, do vậy buộc phải nhập khẩu. Để giải quyết vấn đề này, Bộ NN&PTNT đang chuyển đổi một số diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng ngô để gia tăng nguồn cung trong nước.
Related news

Chất lượng tôm giống luôn là vấn đề khó đối với lĩnh vực nuôi thủy sản, để chuẩn bị cho vụ nuôi mới 2015, ngành Nông Nghiệp Sóc Trăng đang tập trung mọi biện pháp để khống chế tôm giống chất lượng kém nhập về địa phương, do Sóc Trăng lệ thuộc giống tôm các tỉnh nhập về trên 85%.

Trái măng cụt ở Chợ Lách có vị ngọt, ngon, đặc biệt là ở các xã Vĩnh Hòa, Long Thới, Hưng Khánh Trung B, Vĩnh Thành và Phú Sơn. Trái măng cụt vùng này từng giúp nhiều nông dân đoạt giải cao trong các cuộc thi trái ngon ở Suối Tiên, Ngày hội Cây trái ngon - an toàn của tỉnh. Măng cụt còn được xem là loại trái ngon độc quyền của vùng Chợ Lách.

Hiện tại thời tiết đang chuyển mùa lạnh, nhiều sương vào buổi sáng, buổi trưa nắng nóng đang tạo điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển. Đặc biệt ở những ruộng lúa đang bón phân đợt 2, bệnh đạo ôn có xu hướng gia tăng, do đó bà con cần thăm đồng thường xuyên để ngăn ngừa bệnh lây lan.

Những tháng gần đây, hàng trăm “thợ săn” từ các tỉnh phía Nam đổ về tỉnh Thừa Thiên- Huế tìm bắt loài địa sâm (dân địa phương gọi là giun biển) để cung cấp cho thương lái bán sang Trung Quốc. Mỗi kg giun tươi thương lái thu mua tại chỗ giá 50 ngàn đ. Mỗi ngày bình quân một “thợ săn” kiếm được trên chục kg.

Bà Thức cho biết, vì trồng thử nên bà không quan tâm lắm đến việc phòng trị bệnh cho ớt, nhưng tính toán lại, tổng cộng diện tích bờ ruộng khoảng 2 công, cả vụ ít nhất cũng thu hoạch được 200kg ớt/công, hiện giá bán là 20.000 đồng/kg, bà sẽ thu về hơn 10 triệu đồng. Bà Thức chia sẻ “Hôm vừa rồi trồng mùa thuận thì thấy trái dữ lắm, giá 15 ngàn/kg trở lên thì thấy có ăn”.