Không nên sạ lúa gửi trong mía

Huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) là hai địa phương có số hộ dân canh tác một vụ mía và một vụ lúa khá nhiều. Thông thường, sau khi thu hoạch mía xong, bà con tranh thủ sạ thêm một vụ lúa liếp nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập.
Tuy nhiên, để kịp mùa vụ, thời gian gần đây, nhiều nông dân đã sạ lúa trước khi thu hoạch mía (sạ gửi), sau 7 - 10 ngày thì tiến hành đốn mía. Theo Bộ phận khuyến nông Casuco, thì bà con không nên canh tác mía - lúa như hình thức trên. Bởi, khi lúa đã sạ thì sau 7 - 10 ngày bà con bắt buộc phải đốn mía, nếu kéo dài thời gian thì khi thu hoạch mía, lúa dễ chết do bị giẫm đạp.
Chính việc đồng loạt muốn bán mía cùng một lúc vì đã lỡ sạ lúa vào trong liếp mía nên dễ dẫn đến tình trạng thương lái ép giá, mía thu hoạch không đủ tuổi sẽ kéo theo chữ đường thấp, năng suất không cao...
Có thể bạn quan tâm

Nhật Bản đã đạt được những bước tiến mới về cắt giảm biểu thuế quan cho một số mặt hàng nhập khẩu vào nước này.

Ngành chăn nuôi đang bị phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp (DN) FDI từ khâu giống, thức ăn, cho đến sản xuất. Chính vì thế, dù có bao nhiêu lo lắng dư luận dành cho ngành này trước khi hội nhập TPP thì các DN FDI này vẫn “đủng đỉnh” phát triển.

Trong hai ngày 1 và 2/10, tại Cần Thơ, được sự tài trợ của tổ chức USAID, Văn phòng Quốc hội cùng với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tổ chức hội thảo

Những tháng gần đây, người dân H.Bảo Lâm (Lâm Đồng) ồ ạt phá cây cà phê để trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng.
Bằng bàn tay, khối óc của mình, ông Kim đã biến 32ha rừng hoang thành 1 trang trại tổng hợp cho thu nhập ổn định...