Vì Sao Thanh Long Lên Giá?

Thanh long sau một thời gian dài rớt giá, từ đầu tháng 7 đến nay lại tăng nóng.
Tại Bình Thuận ngày 8/7 giá thanh long loại 1 đã lên 20.000 đ/kg. Chưa năm nào thanh long chính vụ được giá như thế. Năm ngoái thanh long có giá cao nhất so với mọi năm cũng dừng ở 18.000 đ/kg.
Dù vậy, hiện tại người trồng thanh long lại lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng và để dưỡng sức cho cây nên khi mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ. Cung thiếu, cầu tăng đã đẩy giá thanh long lên.
Nhưng lý lẽ này vẫn ít thuyết phục, vì mùa hè các loại cây trái vào vụ thu hoạch khá nhiều và năm nay đều trúng mùa, bằng chứng là giá thanh long rớt từ đầu vụ.
Từ đó, những người theo dõi cây thanh long khẳng định, giá thanh long tăng là ảo, là do từ khi có thông tin Trung Quốc sắp tới sẽ cấm biên (!). Thanh long bảo quản ở kho lạnh được 40 ngày nên thương lái tăng cường mua, tranh thủ xuất sang TQ trước thời điểm "cấm biên" (?)...
Cũng từ đầu tháng 7/2014, chương trình hỗ trợ nông dân trồng thanh long ở 3 tỉnh: Bình Thuận, Long An và Tiền Giang 2 triệu bóng đèn compact đã diễn ra tại TP Phan Thiết. Theo ngành điện, tính tổng chung lượng điện mà người trồng thanh long ở 3 tỉnh trên sử dụng đạt sản lượng 252 MW, tương đương công suất của nhà máy thủy điện cỡ lớn như Xekaman 3.
Người trồng thanh long mua đèn compact và đui đèn được giảm 10% trở lên tùy theo trả tiền liền hay trả muộn sau dăm ba tháng và được hỗ trợ 4.000 đ/bóng sợi đốt đã thu hồi...
Nếu khống chế lại, với 2 triệu bóng compact này tính trong 4 năm, nông dân sẽ tiết kiệm được 316,8 tỷ đồng, cắt giảm khí thải 0,65 tấn C02/Mwh... Đó là lý do vì sao TCty Điện lực miền Nam phải xây dựng chương trình hỗ trợ 2 loại bóng trên trong năm 2014-2015 thành đề án với tổng chi phí lên 102 tỷ đồng.
Việc thay bóng đèn compact cho bóng đèn sợi đốt vốn đã được sử dụng lâu nay với những nhận định đánh giá cảm tính của riêng từng người nông dân, nên tưởng đơn giản nhưng lại khó, như sự thay đổi nhận thức. Không ít người trồng thanh long vẫn còn suy nghĩ chính lượng điện nhiều của bóng đèn sợi đốt (60W) sẽ giúp thanh long hấp thụ nhiệt đạt ngưỡng để ra búp nhiều hơn vào vụ nghịch.
Không ít người khác đã sử dụng đèn compact (20W) chong thanh long thấy có kết quả tốt lại ít tốn kém nên không đồng ý, vì cây ra búp vụ nghịch được hay không còn tùy thuộc vào thời tiết, chứ không chỉ có nguồn điện. Cuộc tranh cãi được dấy lên có mức độ nóng ngang ngửa như giá thanh long hiện tại.
Nhiều người trồng thanh long nghi ngờ bóng compact nên đã tham khảo học tập các vườn đã chong đèn compact để thấy hiệu quả, nhất là so sánh chi phí chong điện. Dùng compact có thể khiến giá thành SX giảm, cho sản phẩm chất lượng tốt, giúp thanh long Bình Thuận có tính cạnh tranh cao.
Có thể bạn quan tâm

Để kịp thời tiêu úng cho cây trồng, các doanh nghiệp thủy lợi đang vận hành 193 trạm bơm với 1.004 máy bơm, tổng lưu lượng 2.500.250 m3/h. Chi cục Thủy lợi Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp thuỷ lợi tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, chủ động vận hành công trình, bơm tiêu cho những diện tích bị úng ngập khi xảy ra.

Tân Phú Đông, huyện cù lao của tỉnh Tiền Giang thành lập cách nay hơn 5 năm. Nếu trước đây mãng cầu xiêm được xem là cây xóa đói giảm nghèo của huyện cù lao này thì khoảng 1 năm trở lại đây, cây sả đã "lên ngôi". Nhiều hộ gia đình mạnh dạn chuyển từ ruộng lúa lên liếp trồng sả theo mô hình xen canh 1 vụ sả, 1 vụ lúa hoặc bỏ hẳn cây lúa, chuyển sang trồng sả quanh năm…

Suốt 10 năm qua, kể từ khi Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) ra đời năm 2003, tình hình phát triển của kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nói riêng vẫn rất khó khăn.

Từ đầu tháng 5 đến nay, dịch bệnh trên tôm ở ĐBSCL tiếp tục diễn biến phức tạp, không ít hộ nuôi đã thu hoạch chạy dịch (tức chưa tới tuổi thu hoạch nhưng do tôm chết nên thu hoạch), cắt lỗ.

Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2008, huyện Đăk Tô đã đầu tư gần 145 triệu đồng để thử nghiệm mô hình trồng cây cao su ở độ cao trên 700 m so với mực nước biển cho 9 hộ gia đình ở 2 xã Đăk Trăm và Văn Lem với qui mô mỗi xã 5 ha. Một số hộ dân khác trên địa bàn cũng đã đầu tư trồng thêm gần 59 ha (trong đó xã Văn Lem 37 ha, Đăk Trăm 22 ha).