Gần 16 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ cho các xã khó khăn theo Chương trình 135
Từ nguồn vốn Chương trình 135, huyện Đông Giang đã thực hiện nhiều hỗ trợ cho phát triển sản xuất cho đồng bào vùng cao
Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2015, huyện Đông Giang được phân bổ kinh phí gần 16 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình dự án 135 để đầu tư hỗ trợ 9 xã đặc biệt khó khăn và 11 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II của Chính phủ.
Trong đó, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn của huyện năm 2015 là 11,1 tỷ đồng.
Đến nay, vốn đã giải ngân hơn 10,5 tỷ đồng, đạt 94,86% kế hoạch vốn giao.
Từ các nguồn vốn trên, huyện Đông Giang triển khai thực hiện đầu tư xây dựng 7 công trình đường giao thông nông thôn; 2 cầu dân sinh; 5 trường học; 2 nhà văn hóa xã và 1 nhà sinh hoạt cộng đồng dân cư.
Ngoài ra, địa phương cũng đã chi hơn 4,5 tỷ đồng thực hiện duy tu bảo dưỡng các công trình trọng yếu phục vụ phát triển sản xuất, giao thông nông thôn và hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân vùng cao, chủ yếu là hỗ trợ cây giống, con vật nuôi, men vi sinh phục vụ phát triển sản xuất, tập huấn về kỹ thuật chăm sóc con vật nuôi và kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây trồng cho gần 1.000 lượt người tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Với 560/580 ha cho thu hoạch, sản lượng nhãn toàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) năm nay ước đạt hơn 2 nghìn tấn, tương đương năm ngoái, tập trung ở các xã: Đan Hội, Cẩm Lý, Huyền Sơn, Lục Sơn.

Mới xuất hiện tại TPHCM chưa đầy hai tuần, đại lý chưa kịp khai trương, giá bán cũng khá cao (40.000-45.000đ/kg) nhưng hàng tấn gạo thảo dược (ảnh) đã được bán hết với lý do sản phẩm này có chất kháng ung thư.

Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có đàn vịt khoảng 255.000 con. Bên cạnh nuôi vịt chạy đồng, nuôi nhốt trong ao mương, thì nhiều hộ dân còn làm chuồng nuôi vịt trên sông, nguy cơ phát tán dịch bệnh cao.

Cày ải để phơi đất là một giải pháp kỹ thuật đem lại nhiều lợi ích trong vụ lúa hè thu. Ngoài việc hạn chế mầm bệnh, sâu hại, cày ải còn có tác dụng cải tạo đồng ruộng làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu mỡ của đất.

Vụ Đông Xuân 2012-2013, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đã thực hiện mô hình trồng thâm canh lúa theo 1 phải, 5 giảm với quy mô 10 ha tại thôn Công Thành, xã Thành Hải.