GAA Ra Mắt Trang Web Về EMS
Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA) đã xây dựng một trang web trong đó sẽ tập hợp những thông tin mới nhất về hội chứng tôm chết sớm (EMS), đặc biệt là các giải pháp đang được phát triển ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Một trong những tài liệu quan trọng là báo cáo của GAA về EMS mang tên “Managing the perfect killer”, tài liệu là cơ sở cho hội thảo toàn cầu về EMS tổ chức tại Việt Namhồi tháng 12/2013.
Một số điểm nổi bật trong báo cáo
GAA cho biết EMS lần đầu tiên được phát hiện tại Trung Quốc trong năm 2009, sau đó lan sang Việt Nam năm 2010, Malaixia và phía Bắc đảo Borneo trong năm 2011, Thái Lan trong năm 2012 và Mêhicô trong năm 2013. Và gần đây, cũng có thông tin dịch bệnh đã bùng phát ở Ấn Độ.
EMS được cho là do một loại vi khuẩn tập trung trong ruột tôm, thải chất độc gây hại cho gan tụy, ngăn tôm tiêu hóa thức ăn, và sau đó làm tôm chết thông qua những con vi khuẩn cơ hội. Loại vi khuẩn này thuộc chủng Vibrio parahaemolyticus. Vibrio lây lan trong nguồn nước tự nhiên và mức độ tập trung rất quan trọng trong việc liệu EMS có phát triển hay không.
GAA cũng đưa ra một số giải pháp tiếp cận thành công của một số công ty.
Công ty Agrobest cho biết lượng pH thấp hơn giúp kiểm soát sự bùng phát vi tảo, từ đó giúp làm giảm EMS trong ao trong năm 2012. Họ cũng phát hiện thấy ấu trùng tôm sú có khả năng kháng EMS tốt, dù không miễn dịch, nhưng khó có thể có đủ lượng ấu trùng sạch bệnh để tăng sản lượng.
Trong khi đó, công ty CP Group cũng đã nghiên cứu về EMS và rút ra một số bài học quan trọng.
Thứ nhất khử trùng bằng clo có thể làm tình hình tồi tệ hơn. Nếu ao nuôi được khử trùng bằng clo, vi khuẩn vibrio sẽ phục hồi nhanh hơn và diệt các loài vi khuẩn khác. Vì vậy, nếu sử dụng thuốc tẩy để làm sạch ao nuôi, thì cần thiết lập một hệ vi sinh với các vi khuẩn có lợi trước khi vi khuẩn vibrio có cơ hội tiêu diệt.
CP cũng phát hiện ra giảm mật độ nuôi là yếu tố quan trọng giúp giảm EMS.
Cũng theo CP, độ mặn có tác động lớn đối với EMS. Ở những khu vực có độ mặn cao, có thể xuất hiện dịch bệnh đốm trắng nhưng không xuất hiện EMS, tôm ở các khu vực nước lợ thường sẽ bị nhiễm EMS và ở những khu vực có độ mặn thấp – chưa đến 5 phần nghìn, EMS sẽ không xuất hiện.
Vi khuẩn Vibrio thường tập trung dưới đáy. Vì thế, khi lần đầu thả tôm vào ao, cần tránh cho chúng ở dưới đáy lồng hoặc nuôi chúng ở các kênh nước chảy trong vài tuần để tránh EMS. Tôm cỡ lớn sẽ có sức đề kháng tốt hơn vì thế nếu có thể chúng sống sót trong thời kỳ đầu trong ao, thì tỉ lệ chết sẽ thấp hơn.
Vì vậy, GAA đưa ra 4 bước thực hiện:
1. Thả nuôi tôm cỡ lớn
2. Sử dụng tôm sú
3. Sử dụng nuôi đa loài cá rô phi và tôm
4. Sử dụng hệ thông an toàn sinh học tập trung trong đó tập trung vào các ao nuôi nhỏ.
Nói chung EMS và vi khuẩn Vibrio vẫn sẽ tiếp tục tồn tại giống như hội chứng đốm trắng và sẽ phải không chế thành công để tiếp tục mức tăng trưởng như trước đây.
Với nhiều giải pháp kiểm soát hợp lý – người nuôi và các công ty nuôi lớn như CP có thể bắt đầu sản xuất trở lại.
Có thể bạn quan tâm
Từ một sự tình cờ, gấc đến với bà con hai thôn Thạch Bồ, Bắc An (xã Hoà Tiến, Hoà Vang - Đà Nẵng). Tuy nhiên, chính sự tình cờ đó lại là cơ hội đổi đời cho nhiều hộ dân nơi đây. Họ đã giàu lên nhờ gấc.
Beta Agonist là chất dùng để tăng trọng, kích nạc cho thịt lợn, nhưng có thể dẫn đến khả năng gây ung thư cho người tiêu dùng. Vì thế, Beta Agonist đã bị cấm sử dụng cách đây hơn 10 năm. Thế nên, việc một lượng lớn thịt lợn chứa chất tạo nạc Beta Agonist vừa bị phát hiện tại một số tỉnh phía Nam, đã khiến người tiêu dùng lo lắng. Trên thị trường miền Bắc, lượng thịt tiêu thụ đã giảm đi đáng kể chỉ trong vòng 1 tuần qua.
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.
Ngày 03/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 332/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 4,5 triệu tấn
Hiện người trồng xoài Cam Lâm (Khánh Hòa) đang bước vào mùa thu hoạch, song kém vui khi xoài vừa mất mùa, mất giá...