Trồng Nhãn Tiêu Trái Vụ: Hướng Đi Mới Cho Người Dân Xã Ea Nuôl (Đak Lak)
Nhãn tiêu da bò trồng ở xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn - Đak Lak) đạt năng suất bình quân từ 14 - 16 tấn/ha/năm, với giá bán trong dịp tết là trên 20.000 đồng/kg, đã cho người trồng nhãn khoản lợi nhuận đáng kể. Nhờ trồng cây nhãn tiêu da bò, nhiều hộ đã thoát nghèo, trở nên khá giả và loại cây này hiện đang là cây trồng chủ lực của nhiều hộ dân nơi đây.
Anh Huỳnh Văn Phong, tên thường gọi là Sơn “nhãn”, là người đầu tiên đem cây giống nhãn tiêu da bò vào trồng ở buôn Niêng 3, xã Ea Nuôl. Từ trồng thử nghiệm vài chục cây xen trong vườn cà phê để “lấy ngắn nuôi dài”, thấy giống cây này mang lại hiệu quả cao, anh Sơn đã nhân rộng được hơn 1 ha cây nhãn ghép, rồi sau đó phá bỏ toàn bộ diện tích cà phê kém chất lượng để trồng nhãn. Đến nay anh Sơn đã là chủ của vườn nhãn rộng hơn 3 ha với năng suất từ 14 - 16 tấn/ha. Do biết vận dụng khoa học kỹ thuật và chăm sóc theo đúng thời vụ, nên vườn nhãn ghép của anh Sơn có thể cho thu hoạch sớm, hoặc cho thu hoạch muộn hơn so với thời vụ, nên hiệu quả kinh tế cao hơn trồng nhãn thu chính vụ. Anh đã hướng dẫn các hộ ở vùng lân cận có diện tích đất trắng pha cát chuyển sang trồng cây nhãn để có giá trị kinh tế cao.
Gia đình anh Huỳnh Văn Lố (buôn Niêng 3) đã trồng được 8 sào nhãn tiêu da bò theo hướng dẫn của anh Sơn. Hai năm nay vườn nhãn trái vụ này đã cho năng suất 14 tấn/ha, với giá nhãn bán vào dịp gần tết Nguyên đán khá cao đã đem lại cho gia đình anh một khoản lợi nhuận đáng kể. Từ thành công của việc trồng cây nhãn tiêu da bò mà gia đình anh Lố đã thoát khỏi diện hộ nghèo của buôn và trở thành hộ khá giả, mua sắm được đầy đủ tiện nghi để phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Theo ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Nuôl, để khai thác được tiềm năng kinh tế từ cây nhãn tiêu da bò trên vùng đất nghèo như xã Ea Nuôl thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho nông dân trồng nhãn. Các cơ quan chức năng giúp địa phương tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng nhãn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như việc thu hoạch, bán sản phẩm theo quy trình sản xuất sạch, để không chỉ là sản xuất bền vững mà còn là giảm nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Quá trình hàng trăm năm khai hoang, định cư và phát triển vùng đất Hưng Thạnh, cha ông ta, những người Việt di dân đã dũng cảm đấu tranh chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt với khát vọng gầy dựng vùng này trở nên trù phú, xanh tươi và hưng thịnh.
Dù những ngày qua đã nỗ lực đặt bẫy, đánh bả, xông thuốc xì gà nhưng vẫn không ngăn chặn được lũ chuột. Ruộng lúa đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đứng cái – làm đòng, nếu tình trạng này cứ kéo dài thì nhiều khả năng sẽ mất mùa trầm trọng”.
Còn theo ngành chuyên môn: Nuôi tôm trái vụ không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm, để quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong ao đầm nuôi tôm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, sẽ hạn chế được rũi ro do yếu tố thời tiết bất lợi.
Sở NN&PTNT cho biết, trong vụ lúa hè thu chính vụ 2014, ngành Nông nghiệp tiếp tục phối hợp với nhiều doanh nghiệp triển khai xây dựng mô hình “Cánh đồng lớn” trong sản xuất lúa.
Dòng sông Yên lững lờ uốn lượn qua nhiều xã phía nam huyện Quảng Xương. Tự ngàn đời, dòng nước trong xanh với đôi bờ cây lá xum xuê không chỉ mang lại phong cảnh hữu tình cho các xã vùng chiêm trũng mà sông Yên còn bồi lắng phù sa cho đồng ruộng tốt tươi.