Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gà nhập khẩu đá bại gà trong nước

Gà nhập khẩu đá bại gà trong nước
Ngày đăng: 17/08/2015

Đây là thông tin được Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cho biết tại buổi làm việc với Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương tại Đồng Nai vào ngày 13-8 về việc thịt gà nhập khẩu bán giá “siêu rẻ” ở thị trường trong nước.

Gà nhập khẩu “siêu rẻ”

Ông Nguyễn Văn Quyết, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cho biết, hiện nay người chăn nuôi đều phải cắn răng chịu lỗ vì tiền đầu tư vào trang trại, nhà máy quá lớn nên không thể dừng lại được”.

Theo thống kê, năm 2013, thịt gà nhập khẩu về Việt Nam có giá bán vào khoảng 27 - 28 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, giá bán thịt gà nhập khẩu sáu tháng đầu năm nay “đột nhiên” giảm xuống chỉ còn 17 - 20 nghìn đồng/kg. Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cho rằng, nếu giá thịt gà nhập khẩu bán 20 nghìn đồng/kg thì tương đương với 15,2 nghìn đồng/kg gà sống (gà hơi). Trừ chi phí cấp đông, chi phí nhà phân phối, chi phí vận chuyển, thuế… thì giá thành gà hơi chưa tới 10 nghìn đồng/kg. Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ đưa ra so sánh, giá thức ăn cho gà ở nước nhập khẩu thịt gà và ở Việt Nam chênh lệch không nhiều nhưng giá gà hơi ở nước ta đắt hơn tới 15 nghìn đồng/kg là vô lý.

Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu khoảng 80 nghìn tấn thịt gà các loại, trong sáu tháng đầu năm nay đã nhập khẩu hơn 50 nghìn tấn. Ông Nguyễn Văn Quyết phân tích: “Trong cơ cấu giá thành nuôi gà, toàn bộ con giống đều phụ thuộc vào 2-3 nhà cung cấp chính. Thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam trong nước cao hơn các nước do phải nhập khẩu, thuộc thú ý phải dùng nhiều hơn do dịch bệnh nhưng bù lại giá nhân công rẻ hơn nhiều”.

“Do đó, giá thành chăn nuôi gà của Việt Nam đã ngang bằng với các nước trong khu vực và không cao hơn nhiều so với các nước nhập khẩu thịt gà. Với mức giá bán rẻ và lượng nhập khẩu gà lớn như hiện nay đã khiến giá gà trắng trong nước liên tục giảm mạnh. Gà nhập khẩu “đá bại” gà trong nước.”, ông Quyết bức xúc nói.

Người chăn nuôi điêu đứng

Với việc nhập khẩu thịt gà mỗi tháng lên đến 6.000 tấn thịt đùi, cánh gà. Nếu quy đổi số lượng thịt gà này ra gà (2,5kg/con) thì tương đương với ba triệu con gà thịt/tháng. Trong khi đó, toàn ngành chăn nuôi gà ở nước ta mỗi tháng thu hoạch khoảng 8 - 8,4 triệu con. Điều này có nghĩa là gà nhập khẩu đã chiếm khoảng 40% tổng sản lượng gà công nghiệp được nuôi trong nước.

Theo thống kê từ Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, cả nước có khoảng 5.000 trang trại nuôi gà với tổng vốn 15 nghìn tỷ đồng. Nếu các bộ, ngành liên quan không nhanh chóng điều tra, làm rõ giá gà nhập khẩu được bán với giá rẻ “bất ngờ” thì không những ảnh hưởng đến đời sống 15 nghìn nông dân liên quan đến nuôi gà, mà còn kéo theo hệ lụy các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhà máy giết mổ, nhà máy thuốc thú y… cũng bị ảnh hưởng.

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho hay: “Tình hình thịt gà nhập khẩu bán với giá rẻ không chỉ mới xảy ra, mà trước đó, từ năm 2011 đã có “dấu hiệu” này. Nhưng hiện nay giá gà nhập khẩu được bán với giá rẻ khiến người nuôi gà gặp rất nhiều khó khăn. Tôi muốn có sự cạnh tranh công bằng giữa người nuôi gà trong nước với các nước xuất khẩu thịt gà vào Việt Nam. Tôi đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ về nguồn gốc thịt gà nhập khẩu có an toàn thực phẩm không, cũng như chứng minh việc giá bán như hiện nay là phù hợp”.

Còn Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương Nguyễn Phương Nam cho rằng, tình trạng này xảy ra từ năm 2011 nhưng do Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ thông báo chậm nên đến nay Cục Quản lý cạnh tranh mới biết. Cục đã và đang cùng với các hiệp hội, doanh nghiệp, người chăn nuôi… phối hợp tìm ra các giải pháp để bảo đảm ngành chăn nuôi phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Murrah Hóa Đàn Trâu Murrah Hóa Đàn Trâu

Giống trâu Murrah có nguồn gốc từ Ấn Độ, được nhập vào nước ta từ năm 1958. Việc phát triển đàn trâu Murrah với mục tiêu ban đầu chỉ để lấy sữa xem ra không còn phù hợp. Chương trình nghiên cứu lai tạo trâu đực Murrah với trâu cái nội thành công đã mở ra hướng đi chiến lược trong việc cải thiện chất lượng đàn trâu Việt Nam.

14/10/2014
Sản Lượng Thủy Sản Thanh Hóa Ở Miền Núi Giai Đoạn 2011 - 2014 Tăng 6,6% Sản Lượng Thủy Sản Thanh Hóa Ở Miền Núi Giai Đoạn 2011 - 2014 Tăng 6,6%

Những năm qua, nuôi trồng thủy sản của các huyện miền núi ở Thanh Hóa phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Nhiều huyện đã chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.

14/10/2014
Cà Phê Huyện Sông Hinh (Phú Yên) Được Giá, Người Vui Kẻ Buồn Cà Phê Huyện Sông Hinh (Phú Yên) Được Giá, Người Vui Kẻ Buồn

Chưa năm nào năng suất tại các vườn cà phê ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) lại có mức chênh lệch cao như năm nay. Tuy được giá, nhưng nhiều hộ gia đình vẫn không có thu nhập cao do năng suất thấp. Trong khi đó, một số hộ gia đình khác lại trúng lớn vì được mùa.

14/10/2014
Cách Trộn Thuốc Vào Thức Ăn Trị Bệnh Cho Vật Nuôi Thủy Sản Cách Trộn Thuốc Vào Thức Ăn Trị Bệnh Cho Vật Nuôi Thủy Sản

Trong các phương pháp trị bệnh cho tôm, cá thì đưa thuốc trị bệnh qua đường thức ăn được người nuôi sử dụng khá phổ biến.

14/10/2014
Triển Khai Đề Án Chuổi Thực Phẩm An Toàn Trong Thủy Sản Triển Khai Đề Án Chuổi Thực Phẩm An Toàn Trong Thủy Sản

Ngày 26/8/2014 Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố Hồ Chí Minh đã đến làm việc với Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (QLCL NLS & TS) tỉnh Bạc Liêu nhằm triển khai thực hiện Đề án chuỗi thực phẩm an toàn trong thủy sản theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh.

14/10/2014