Gà Mã Lại

Gà "mã lại" còn đựơc gọi là gà "mã mái", là loại gà có lông bờm và lông mã ngắn và tròn theo hình bầu dục. Gà mã lại có lông đuôi chính xoè ra như đuôi tôm và không có những cọng lông đuôi phụ hình vòng cung phủ dài trên lớp lông đuôi chính.
Nguồn gốc
Theo tài liệu riêng của hai hội viên của Hội Gà Nòi Việt Nam thì gà mã lại bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam. Theo lời kể của một vị sư kê lớn tuổi ở miền Bắc là bác Tùng Trễ thì người dân miền Bắc đã đá gà mã lại từ thời Pháp còn đô hộ Việt Nam. Chúng ta chưa có đầy đủ dữ kiện về khoảng thời gian gà mã lại được đưa vào Nam nhưng chúng ta có thể đoán rằng những sự kiện lịch sử như cuộc di cư năm 1930 của đồng bào miền Bắc vào Nam để làm nhân công trong những đồn điền cao su của Pháp ít nhiều cũng có liên hệ trong sự hiện diện của gà mã lại ở miền Nam.
Một sự kiện lịch sử khác xảy ra vào năm 1954 khi đất nước Việt Nam bị chia đôi bởi hiệp định Geneva và có hàng triệu đồng bào miền Bắc di tản vào Nam cũng có thể có liên quan tới sự hiện diện của gà mã lại ở miền Nam.
Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi gà chọi, gà nòi theo hướng sinh học, bằng việc tẩm bổ cho gà đang là một cách làm mới, một bí quyết thực sự của những người đam mê chơi gà.

Bệnh thường xuất hiện ở các đàn gà mới đẻ trong khoảng thời gian 2 - 3 tháng. Gà con ít bị bệnh và bệnh cũng ít xảy ra trong những trại chăn nuôi có quản lý vs

Nơi chia sẻ những kinh nghiệp quý báu về kỹ thuật chăn nuôi, cùng các chuyên gia giải đáp những khó khăn, thắc mắc, vấn đề phát sinh trong chăn nuôi gia súc

Gà con mới nở thường yếu, dễ hao hụt, cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà giai đoạn này để gà tăng trưởng tốt và tránh được những tổn thất không đáng có.

Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện Pirbright (Anh) đã xác định được một loại tế bào miễn dịch mới ở gà có liên quan đến sự phát triển của bệnh Marek.