Trong Chăn Nuôi Gà Khi Nào Cần Phải Sử Dụng Vitamin C?
Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vậy trong chăn nuôi gà sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C điển hình như sau:
Trước và sau khi chủng ngừa: trước khi chủng ngừa 1-2 ngày và sau khi chủng ngừa 3-5 ngày cần cung cấp vitamin C để giúp gà tạo kháng thể tốt, hạn chế bị sốc do chủng ngừa.
Trong mùa nắng nóng: thường xuyên cung cấp Vitamin C trong thức ăn hoặc nước uống để giúp gà ổn định năng suất và tăng sức chịu đựng.
Trong những tháng chuyển mùa (từ mùa mưa sang mùa nắng hoặc từ màu nắng sang mùa mưa): những tháng này rất dê xảy ra dịch bệnh, do đó cần cung cấp vitamin C thường xuyên để giúp gà tăng sức kháng bệnh.
Trước khi và sau khi chuyển gà sang chuồng mới (như chuyển từ chuồng gà sang chuồng gà hậu bị, chuyển từ chuồng gà hậu bị sang chuồng gà đẻ,...): cung cấp vitamin C để hạn chế những sốc do rượt đuổi, dồn ép gà,...
Khi thấy chất lượng vỏ trứng không tốt (nhiều trứng non, trứng sần sùi, vỏ trứng mỏng,..): ngoài những yếu tố về dinh dưỡng và môi trường, sự thiếu hụt vitamin C cũng làm cho vỏ trứng xấu hơn, không đạt yêu cầu. Vì vậy cần phải bổ sung thêm vitamin C kết hợp với việc kiểm tra thức ăn và những yếu tố khác có liên quan.
Trong quá trình điều trị bệnh: Khi trị bệnh gà ngoài việc sử dụng các thuôc kháng sinh hay thuốc cầu trùng ta cần bổ sung thêm vitamin C để giúp gà mau bình phục, rút ngắn thời gian trị bệnh.
Ngoài ra còn một số trường hợp khác cũng cần phải bổ sung vitamin C cho gà, như: trước và sau khi cắt mỏ, khi gà cắn mổ nhau, gà thay lông,...
Điều cần chú ý là muốn sử dụng vitamin C đạt hiệu quả cao ta nên cho gà sử dụng vitamin C trước khi xảy ra stress từ 12 đến 14 giờ. Ví dụ: dự tính ngày mai sẽ cắt mỏ gà thì ngày nay phải cho gà uống vitamin C, không đợi đến ngày cắt mỏ mới cho uống. Cũng cần chú ý thêm là vitamin C rất dễ bị hư và bị giảm tác dụng trong điều kiện sản xuất và bảo quản không tốt, như: ánh sáng, độ ẩm cao, nhiệt độ cao,...
Tóm lại: Việc sử dụng vitamin C để hỗ trợ gà trong những điều kiện bất lợi là rất cần thiết, nó là một trong những qui trình quan trọng trong suốt quá trình nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Sở dĩ ấp nở gà con bằng máy ấp thủ công xảy ra một số hiện tượng như trên là do chúng ta chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật mà nhà SX máy đã khuyến cáo vì đây là máy ấp trứng thủ công, không phải là máy ấp tự động cho nên chúng ta phải theo dõi điều chỉnh máy hoạt động theo qui trình kỹ thuật đã đề ra.
Chọn giống gà ta (gà địa phương như gà Hồ, Đông Cảo, gà Mía hoặc gà lai giữa các giống trên với gà Ri) có màu lông đẹp, mắt sáng, nhanh nhẹn, chân vàng, mào to có màu đỏ cờ... không mắc các bệnh truyền nhiễm như tả, E. Coli, thương hàn.
Mùa lạnh thường có mưa phùn làm cho ẩm độ không khí tăng cao, thời tiết lại thay đổi thất thường mỗi khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về, đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh cúm gia cầm phát sinh và lây lan lan mạnh. Hiện nay theo thông báo của Cục Thú y, bệnh cúm gia cầm đang bùng phát trở lại ở một số tỉnh phía Bắc nước ta. Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay đối với chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Xin giới thiệu kinh nghiệm chăm sóc làm tăng sức đề kháng cho gia cầm chống lại bệnh cúm xâm nhập, kinh nghiệm này áp dụng tốt cho cả gia cầm đã tiêm và chưa tiêm vacxin cúm gia cầm.
Ông Đào Đức Thi, xóm Cao Nền, thôn Đông Tảo Nam, xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) phục tráng thành công giống gà Đông Tảo cổ truyền của địa phương.
Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh kén ruột thừa do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng) gây ra.