FPA Bình Định bàn giải pháp cho mùa hàng mới

Theo FPA Bình Định, mùa hàng 2015- 2016, đơn hàng của các hội viên FPA tỉnh giảm bình quân khoảng 30% - 35% giá trị và có xu hướng tiếp tục giảm. Thậm chí, một số hội viên đã xuống đơn hàng nhưng vẫn bị khách hàng cắt giảm đột ngột...
Theo đánh giá của FPA Bình Định, tình hình đơn hàng mùa 2015 - 2016 có sự giảm sút đáng lo ngại.
Để hạn chế các thiệt hại, duy trì đà tăng trưởng, FPA Bình Định đã đề ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc để ngành CBG-LS ổn định.
Đặc biệt đối với nhóm giải pháp về giá thành sản phẩm, FPA Bình Định đề nghị mỗi hội viên cần nhận thức rõ về chi phí sản xuất; xây dựng giá thành cạnh tranh trên cơ sở áp dụng công cụ quản lý hiện đại, sử dụng con người hiệu quả và máy móc trang thiết bị tiên tiến; đồng thời phải sắp xếp, tối ưu hóa quy trình, năng lực sản xuất.
Tại Hội nghị, đại biểu của một số sở, ngành, đơn vị và các hội viên đã thẳng thắn phát biểu đóng góp nhiều ý kiến đối với FPA Bình Định, nhất là các giải pháp, nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành gỗ Bình Định mùa hàng 2015-2016.
Theo báo cáo của lãnh đạo FPA Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 120 doanh nghiệp (DN) tham gia xuất khẩu (XK) với giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của ngành G-LS tỉnh đạt 191 triệu USD, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm 2014.
Về giá trị XK, thị trường Châu Âu tăng 5,9%; châu Á tăng gần 96%; châu Mỹ tăng gần 71 %; châu Úc tăng 19,2%... Toàn tỉnh có 40 DN đạt KNXK trên 1 triệu USD, trong đó có 5 DN đạt trên 10 triệu USD...
Có thể bạn quan tâm

Đây là mục tiêu đặt ra tại Quyết định 3195/QĐ-BNN-TCTS do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phê duyệt Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) siêu thâm canh tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu Thành. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 5 tỷ đồng (trong đó ngân sách là 2.437.730.000 đồng, vốn đối ứng của dân là 2.562.270.000 đồng) từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ; thời gian thực hiện 24 tháng (từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2017).

Sau khi thu hoạch tôm vụ 1, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiến hành xử lý, cải tạo ao đầm, nạo vét kênh mương, vệ sinh môi trường vùng nuôi đúng quy trình kỹ thuật để tiếp tục thả giống vụ 2.

Từ lâu, nghề nuôi tôm ở xã Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, nhiều hộ gia đình đã giàu lên nhờ nuôi tôm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây cứ đến thời điểm gần thu hoạch, tôm nuôi ở xã Hải Lạng lại chết do dịch bệnh. Thực trạng này đã gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ nuôi trồng thuỷ hải sản, đòi hỏi Hải Lạng cần có hướng đi phù hợp để nghề nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển bền vững.

Trong những năm qua, nuôi thủy sản ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã có bước chuyển biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.