FDA Vi Phạm Nguyên Tắc Khi Cho Phép Cá Minh Thái Nga Được Bán Như Cá Minh Thái Alaska
Quyết định gần đây của Nga về việc cấm NK thủy sản của Mỹ đã khiến một số người Mỹ thắc mắc tại sao Hoa Kỳ không nên thực hiện một lệnh cấm NK thủy sản của Nga để trả đũa. Quyết định này rõ ràng là sẽ diễn ra trong một bối cảnh rộng lớn hơn, và có thể phải trình lên Tổng thống và Quốc hội.
Nhưng có một danh mục thương mại không rõ ràng, và đòi hỏi FDA tái kiểm tra của thực tế dán nhãn đối với các sản phẩm cá minh thái alaska.
Hiện nay cá minh thái thuộc loài Theragra chalcogramma, được tìm thấy cả ở Alaska và Nga, có tên theo quy định pháp lý của FDA là “'Alaska Pollock” hay “Pollock”.
Vì vậy người tiêu dùng muốn mua hải sản Mỹ đang bối rối khi họ nhìn thấy một nhãn hiệu 'Alaska Pollock và sản phẩm của Nga.
Người tiêu dùng thủy sản thường có phản ứng mạnh mẽ đối với thông tin về nước xuất xứ trên nhãn sản phẩm, bằng chứng là nhiều vụ án hình sự đã được FDA đưa ra nhằm chống lại việc các công ty làm sai lệch nguồn gốc sản phẩm của họ. Vì vậy, một công ty kinh doanh sản phẩm cá hồi của Nga tại Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý.
Trường hợp tương tự đã được đưa ra bởi FDA về việc dán nhãn giả tôm từ các nước Châu Á thay vì đến từ Ecuador ở Trung Mỹ.
Kể từ khi quy định về việc dán nhãn xuất xứ của các sản phẩm thủy sản đã có hiệu lực, FDA thực thi các hành động một cách ràng do điều này có thể gây hậu quả thực sự về kinh tế vì làm sai lệch nước xuất xứ, và nó ảnh hưởng đến mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho các mặt hàng thủy sản.
Theo hướng dẫn ghi nhãn, FDA công nhận các vấn đề về việc dán sai nhãn, và cho rằng "Một cái tên sai hoặc gây hiểu lầm không phải là một cái tên thị trường có thể chấp nhận", theo nguyên tắc 2 trong hướng dẫn của FDA.
FDA là cơ quan cuối cùng về ghi nhãn thủy sản ở Mỹ, và chỉ định tên duy nhất trên thị trường có tính pháp lý cho hơn 1800 loài.
Danh sách thủy sản của họ cho thấy cả hai "tên chung và tên thị trường có thể chấp nhận cho tất cả các loài về phương diện thương mại được thu hoạch và bán ra, bao gồm tất cả các loài được NK vào Mỹ.
Trong số các tên gọi thông thường có hàng trăm tên về chỉ dẫn địa lý, chẳng hạn như “Cá bơn Mexico”, “Điệp Peru”, “Tôm hùm Mỹ”, và trong đa số trường hợp, FDA cho biết việc chỉ dẫn địa lý có thể không được sử dụng, và cá phải được bán với tên cá bơn, điệp, hay tôm hùm.
Trong số này hơn 1800 loài, chỉ có 8 loài mà FDA đã cho phép sử dụng chỉ dẫn địa lý hợp pháp, và trong số 8 loài này, 5 loài được đề nghị đó không phải là chỉ dẫn địa lý, nhưng việc chỉ dẫn địa lý được cho phép.
Hơn 1.792 loài khác không có mô tả về địa lý trong tên thị trường có thể chấp nhận.
Trong việc giải quyết các vấn đề về mặt thuật ngữ, FDA đang theo đuổi một chính sách sử dụng tên thông thường, trừ khi sử dụng tên gọi chung sẽ vi phạm Nguyên tắc 2 - tức là cái tên đó sai hoặc gây hiểu nhầm.
Trong tình hình hiện nay có sự nhầm lẫn của người tiêu dùng về loài cá được gọi là cá minh thái Alaska.
Do công việc marketing của ASMI và sự công nhận của Alaska là dẫn đầu thế giới về phát triển thủy sản bền vững, nhiều người tiêu dùng xác định Alaska như một sản phẩm chất lượng cao, và ASMI khảo sát của các thực đơn của nhà hàng đã chỉ ra rằng sử dụng "Alaska" như một mô tả có lợi ích tích cực rất lớn.
Tuy nhiên để sản phẩm phù hợp với luật dán nhãn và quy định về nước xuất xứ, khái niệm “cá minh thái Alaska”, hay “sản phẩm của Nga” rất gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
FDA cho phép thêm mô tả địa lý trên bao bì vì nó cho biết sự thật về nguồn gốc của sản phẩm và truyền đạt thông tin nhiều hơn cho khách hàng, ví dụ như tôm hùm từ Maine có thể được dán nhãn trên bao gói và cá minh thái từ Alaska có thể được dán nhãn trên bao bì.
Bằng cách đưa này, FDA sẽ làm giảm sự nhầm lẫn của người tiêu dùng và thực hiện đúng với nguyên tắc của riêng mình thuật ngữ.
Có thể bạn quan tâm
Thị trường nông sản đang nóng dần lên khi hàng loạt trái cây đang chín rộ. Điểm đáng mừng là sức tiêu thụ mạnh và giá ổn định hơn so với cùng kỳ, mặc dù giá đã có chiều hướng giảm.
Khoai môn là cây trồng truyền thống của người dân một số ấp thuộc xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, những năm gần đây, do điều kiện thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng, cây môn trở thành cây màu chủ lực của xã Đại An, tạo nguồn thu ổn định cho người dân. Tuy nhiên, do thiếu điện phục vụ tưới tiêu nên diện tích khoai môn của xã Đại An khó có thể tăng thêm trong thời gian tới.
Gia đình anh Lê Băn Bực ở ấp Long Phú, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng nấm rơm. Mỗi năm sản xuất ít nhất 5 vụ nấm, nhưng từ tháng 10/2014 đến nay, anh đã tạm dừng công việc trồng nấm rơm để chuyển sang trồng dưa hấu với lý do nấm rơm thường bị mất mùa dẫn đến thua lỗ.
Năm 2015, toàn huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuống giống được 59ha gừng, tập trung nhiều ở các xã Phương Bình, Hòa An, Kinh Cùng và Hiệp Hưng… đến nay đã thu hoạch khoảng 4,5ha. Sau khoảng thời gian dài giá gừng đứng ở mức cao trung bình từ 40.000 - 45.000 đồng/kg thì đến nay giá gừng chỉ còn 25.000 đồng/kg, giảm khoảng 20.000 đồng/kg.
Nhiều năm nay, rau củ an toàn là một vấn đề được rất nhiều người tiêu dùng cũng như các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hiện diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn rất hạn chế; người trồng rau chưa thực sự mặn mà đầu tư cho sản phẩm này.