Đường Tồn Kho Tăng Cao, Các Nhà Máy Gặp Khó Khăn
Đầu ra gặp khó khăn dẫn đến đường tồn kho tăng cao là vấn đề mà nhiều nhà máy đường tại khu vực Nam Trung Bộ gặp phải lúc này.
Công ty Cổ phần mía đường Tuy Hòa, từ đầu vụ đến nay, ép được 7.200 tấn đường nhưng lượng bán ra chỉ 50 tấn. Theo tính toán của công ty này, với giá đường hiện tại là hơn 12.000 đồng/kg thì mỗi kg đường nhà máy lỗ hơn 1.000 đồng. Lỗ nhưng các nhà máy vẫn phải sản xuất để duy trì công việc cho công nhân cũng như tiêu thụ hết vùng nguyên liệu mía khoảng hơn 5.000ha.
Theo tính toán của các nhà máy, vụ trước, giá đường bán ra ở mức hơn 14.000 đồng/kg, nhà máy mua mía nguyên liệu của nông dân ở mức 930.000 đồng/tấn, còn trong vụ này, giá đường hạ còn hơn 1.200 đồng/kg nhưng nhà máy vẫn phải giữ nguyên giá thu mua mía nguyên liệu như năm ngoái là 930.000 đồng/tấn mía.
Cái khó ở đây là nếu hạ giá mía thì nông dân không có lãi và một khi đã không có lãi thì nông dân lại chuyển sang trồng các loại cây trồng khác. Và thực tế, hiện tại một số địa phương ở tỉnh Phú Yên, nông dân đã chuyển sang trồng sắn, một loại cây trồng được cho là dễ bán và thu nhập cao.
Đường không bán được nhưng các nhà máy đường đang cố gắng duy trì sản xuất và hạn chế thấp nhất việc hạ giá thu mua mía nguyên liệu của nông dân. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là giải pháp tình thế. Còn về lâu dài, các nhà máy đường đang chờ những biện pháp ngăn chặn đường nhập lậu hiệu quả, cũng như tìm ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đường hợp lý nhằm giải phóng hàng tồn kho. Chỉ có như vậy, giá đường mới cải thiện và khi giá đường tăng cao thì giá mía nguyên liệu mới tăng, nông dân sẽ không bỏ trồng mía như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, người dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Long An đang bước vào vụ 2 khoảng 1 tháng. Trong vụ 1, ở các huyện vùng Hạ, dịch bệnh trên tôm xảy ra nghiêm trọng, trong đó chủ yếu là bệnh do sốc môi trường và bệnh đốm trắng
Nhờ phát triển nghề câu cá ngừ đại dương đạt hiệu quả mà hiện nay, hàng trăm hộ ngư dân ở Phú Yên đã nâng cao được thu nhập, cải thiện đời sống và một số đã thực sự giàu lên.
Là xã miền núi của huyện Tân Sơn, Văn Luông có tổng diện tích tự nhiên 2.778ha, dân số 7.028 người/1.733 hộ được chia thành 17 khu dân cư. Nhiều năm nay đời sống kinh tế của người dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào làm ruộng và trồng chè
Giống lúa GL101 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm lai tạo, chọn lọc theo phương pháp phả hệ từ vụ xuân 2007, đã qua khảo nghiệm quốc gia được đánh giá là giống có triển vọng tốt.
Cỏ VA06 như cây mía, thân thảo, mọc thẳng, chiều cao bình quân 4 – 5m, dạng bụi, thích ứng rộng, sức chống chịu rất khoẻ, có thể trồng trên tất cả các loại đất, có phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt nên tỷ lệ sống sau khi trồng rất cao ≥ 98%. Tốc độ sinh trưởng mạnh, sức sinh sản nhanh, một cây có thể đẻ được 25 – 30 nhánh/năm với hệ số nhân trên 300 lần, mức cao nhất là 60 nhánh/năm, hệ số nhân trên 500 lần.