Đường Hoàng Anh Gia Lai làm tại Lào có thể hưởng thuế 0% khi về nước

Bộ Công Thương vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng đưa mặt hàng gạo, đường mía và nguyên liệu lá thuốc lá vào danh mục hàng không phải chịu thuế nhập khẩu theo Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam - Lào.
Đường sản xuất của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào nhập về Việt Nam có thể hưởng thuế suất 0%.
Theo cơ quan này, đến năm 2018, việc đánh thuế nhập khẩu các mặt hàng nêu trên sẽ được xóa bỏ theo cam kết của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Như vậy, thời gian để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Lào không còn nhiều.
Trong khi việc xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với các loại mặt hàng này với Lào là ưu đãi đặc biệt, dựa trên cơ sở truyền thống giữa hai nước.
Đối với mặt hàng đường, theo hiệp định song phương ký với Lào tháng 3/2015, đây là mặt hàng đang được hưởng tưu đãi bằng một nửa thuế nhập khẩu ATIGA (tức khoảng 2,5%) nhưng phía Lào yêu cầu hạ xuống 0%.
Qua tính toán ảnh hưởng của việc hạ thuế xuống 0% đến sản xuất mía đường trong nước, Bộ Công Thương đề xuất chỉ sản phẩm đường được sản xuất theo dự án của nhà đầu tư Việt Nam tại các tỉnh biên giới của Lào được hưởng ưu đãi.
Việc này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc nhập khẩu mặt hàng đường có xuất xứ từ Lào nói chung về Việt Nam, đảm bảo lợi ích cho hai nước.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng cho biết đang xây dựng danh mục hàng hóa hưởng ưu đãi thuế suất 0% theo Hiệp định thương mại biên giới Việt-Lào.
"Tuyến biên giới chủ yếu là cư dân địa phương từ Việt Nam sang Lào sản xuất, nuôi trồng.
Vì vậy, việc ưu đãi này về hình thức dành cho phía Lào nhưng chủ yếu hưởng lợi là các cư dân biên giới và doanh nghiệp của Việt Nam mang sản phẩm, hàng hóa sản xuất, nuôi trồng về nước", Bộ Công Thương nhận định.
Như vậy, nếu đề xuất này của Bộ Công Thương được thông qua, đường sản xuất của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào sẽ được nhập khẩu về Việt Nam với thuế suất chỉ 0%.
Trước đó, trong nhiều văn bản gửi Bộ Công Thương, Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho rằng đường của Hoàng Anh Gia Lai nhập vào Việt Nam với số lượng 50.000 tấn được hưởng thuế suất 2,5% là một ưu đãi đặc biệt, ảnh hưởng đến sản xuất mía đường trong nước.
Do đó, VSSA kiến nghị Bộ Công Thương phải siết chặt nhập khẩu, kiểm tra chủng loại để tránh gian lận thương mại.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, sau nhiều tháng bán sản phẩm dưới giá thành, người chăn nuôi bắt đầu kiệt quệ, bỏ nghề. Dễ dàng nhận thấy việc giảm, bỏ đàn qua thị trường con giống đang rất ảm đạm. Con giống gia cầm, giống heo dù rẻ vẫn không ai mua. Chắc chắn trong một vài tháng tới nguồn cung sẽ thiếu hụt.

Nghề nuôi ốc sên đang là một trong những ngành nông nghiệp phát triển tại Bulgaria khi nhu cầu từ Pháp và Ý đối với món ăn cao cấp nhưng lạ miệng này tăng cao. Trước đây, nghề nuôi ốc sên vốn rất phát triển tại Tây Âu, nhưng từ năm 2006 ngành kinh doanh ốc sên bắt đầu chuyển hướng sang Đông Âu, và tạo cơ hội thuận lợi cho Bulgaria phát triển.

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an tiếp tục gửi mẫu sản phẩm Gold Protein đã thu giữ của Công ty TNHH sản xuất Nam Hoa và Công ty TNHH Hồng Triển (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM) đi kiểm nghiệm tại phòng phân tích thức ăn chăn nuôi thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.

Sau 4 năm thực hiện dự án “Phát triển vùng nguyên liệu sản xuất chè Ô Long” của Bộ Khoa học công nghệ, đến nay thị xã Phú Thọ (Phú Thọ) đã trồng được 50 ha chè, hoàn thành kế hoạch đề ra.

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Chạch sông (Mastacembelus armatus) tại tỉnh Phú Thọ” bước đầu đạt được kết quả rất khả quan, góp phần lưu trữ nguồn gen, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và mở ra hướng mới để xóa nghèo cho người dân địa phương.