Được Mùa Lúa, Nông Dân Vẫn Buồn Thiu
Nông dân huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) hiện đang bước vào vụ thu hoạch lúa ĐX 2013-2014. Mặc dù năm nay năng suất lúa cao hơn mọi năm, nhưng bà con vẫn buồn thiu vì giá lúa liên tục giảm.
Chúng tôi về huyện Hàm Thuận Bắc, vựa lúa lớn nhất của tỉnh Bình Thuận với diện tích gieo trồng hàng năm lên đến hơn 25.000 ha. Đi dọc theo QL 1A và QL 28 những ngày này, đập vào mắt chúng tôi là những cánh đồng luá đã chín vàng, trĩu nặng hạt, bà con nông dân đang tấp nập thu hoạch.
Song điều làm họ lo lắng nhất trong vụ lúa năm nay là giá lúa thu mua không ổn định, liên tục rớt giá. Nếu như đầu vụ ĐX giá lúa nằm ở mức từ 6.800-7.000 đ/kg, nay giảm xuống chỉ còn 5.800 - 6000 đ/kg.
Ông Nguyễn Văn Hồng, thôn Phú Lập, xã Hàm Phú, một nông dân trồng lúa than vãn: “Mặc dù trồng lúa không lợi nhuận bằng trồng thanh long, nhưng nếu với mức giá mua như đầu vụ từ 6.800-7.000đ/kg, thì nông dân còn có lãi khá và sẽ yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, niềm vui ấy chưa được bao lâu thì giá lúa liên tục rớt, khiến ai cũng đắng cả miệng”.
Theo ông, vụ lúa này chi phí mất khoảng 25 triệu đồng/ha. Như gia đình ông vụ này làm 5 sào, năng suất trung bình đạt 6,5 tạ/sào, tăng gần 1 tạ/sào so với năm ngoái, bán giá 5.800 đ/kg, sau khi trừ tất cả chi phí gia đình ông chỉ lãi hơn 4 triệu đồng/5 sào.
Ông Nguyễn Minh Trí, Phó phòng NN-PTNT huyện cho biết:
"Vụ ĐX 2013-2014, toàn huyện có gần 8.900 ha lúa. Tính đến thời điểm này bà con đã thu hoạch khoảng 1.000ha, năng suất ước đạt khoảng 6,5 tạ/sào cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Song nông dân không có lãi mấy".
Tương tự, gia đình chị Dương Thị Trà Vinh, người cùng thôn cũng đang thu hoạch 6 sào ruộng, năng suất lúa ước đạt gần 7 tạ/sào, nhưng chị vẫn buồn thiu vì giá lúa mấy ngày gần đây liên tục giảm.
Gặp chúng tôi, giọng chị Vinh buồn bã: “Lúa được mùa nhưng với giá cả như hiện nay thì việc trồng lúa chẳng ăn thua gì. Trung bình 1 sào lúa, sau khi trừ tất cả chi phí nông dân chỉ lãi từ 1-1,5 triệu đồng, trong vòng 3 tháng là quá thấp. Nếu tình hình giá lúa không ổn định cứ kéo dài từ nay đến cuối vụ thì vụ HT tới bà con chẳng muốn trồng lúa. Bởi trồng thanh long dân vẫn có thu nhập ổn định hơn”.
Không chỉ giá lúa giảm mạnh, mà thương lái cũng chẳng muốn mua, dân hiện nay rất khó bán. Theo bà Huỳnh Thị Diễn, chủ DNTN xay xát gạo Diễn Phong, một trong 3 DN xay xát trên địa bàn xã Hàm Phú cho hay, sỡ dĩ giá lúa giảm và tiêu thụ chậm là do gạo không bán được. Số lúa mà DN này thu mua đầu vụ vẫn còn đang chất đống trong kho, chưa dám xay thêm. Nhiều bà con gọi đến cân lúa nhưng DN đành phải khất hẹn họ ít hôm để sắp xếp, chứ hiện nhà máy không còn chỗ chất lúa.
Còn tại xã Hàm Trí, hiện khắp cánh đồng lúa thôn Phú Hòa bà con cũng đang bước vào mùa thu hoạch rộ. Năm nay do áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, đưa các giống mới như ML 48, ML 214, ML216 vào gieo trồng nên năng suất đạt cao.
Anh Trần Văn Lương cho biết, vụ lúa năm nay bà con được mùa, năng suất từ 6,5-7 tạ/sào và có thể đạt hơn thế nữa, tăng từ 50-70 kg/sào so với vụ trước. Tuy nhiên với giá như hiện nay ai cũng buồn thiu.
Có thể bạn quan tâm
Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại ở các năm trước, năm nay nông dân hạn chế "ngâm" mì ở những vùng trũng. Vì vậy, mới bước vào mùa mưa, bà con gấp gáp thu hoạch mì ở những vùng thấp bán cho nhà máy. Bên cạnh đó, phía nhà máy cũng tạo điều kiện thuận lợi để nông dân bán sản phẩm của mình, thu lại tiền đầu tư và công sức sau bao ngày nhọc nhằn canh tác.
Thu hoạch xong gần 1ha quýt cách nay 3 ngày, ông Nguyễn Văn Nhu, ở ấp 3, xã Long Trị, cho biết: “Quýt trồng hơn 2 năm là có thể cho thu hoạch, năng suất đạt từ 2,5 - 3 tấn/công (cây 3 năm tuổi), còn 4 - 5 tấn/công (cây 4 - 5 năm tuổi). Mặc dù giá có giảm, nhưng sau khi trừ chi phí, mỗi công quýt cũng đem lại lợi nhuận từ 35 - 40 triệu đồng”.
Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…
Men theo con đường nối TP Cần Thơ đến TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, rẽ vào ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, chúng tôi bắt gặp ngôi nhà tường ba gian khang trang nằm nép mình dưới những tán cây xanh. Đó là cơ ngơi của ông Đinh Văn Phương, còn gọi Sáu Phương (60 tuổi), một lão nông trồng xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng.
Theo ông Lê Vĩnh Bình - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, trong việc triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với các loại cây đặc sản các địa phương cần phải tính đến điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của từng vùng khác nhau để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và bền vững với giá trị gia tăng. Xét trên điều kiện tự nhiên ấy, Giồng Trôm và Chợ Lách đang có những bước đi đúng hướng, phù hợp với lợi thế của địa phương.