Được giá, được mùa bí xanh trái vụ

Hộ bà Bùi Thị Hiền ở xóm Bảo Yên là một trong những hộ có thu nhập cả trăm triệu đồng như vậy. Bà Hiền phấn khởi cho biết: Từ ngày 10/8 đến nay, với 1 vạn dây bí trồng trên 8.000m2 đất vườn, ngày thấp nhất bà thu 5 tạ quả, ngày cao nhất thu 2,5 tấn quả. Việc tiêu thụ “đắt như tôm tươi” nhờ tư thương ở các tỉnh Nam Định, Hà Nam, thành phố Hà Nội đổ về nườm nượp. Ngày hôm trước bà thu hơn 1 tấn quả, bán tại vườn với giá 13.000 đồng/kg nhưng sáng nay thị trường đã lại tăng thêm 1 giá. Trong khoảng chục ngày thu hoạch, gia đình bà bán được 7 tấn quả, trị giá hơn 90 triệu đồng. Dự kiến từ nay đến hết vụ bà thu được trên, dưới 10 tấn quả. Mức lãi đến thời điểm hiện tại đã đạt khoảng 70 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí.
Phong trào trồng bí xanh trái vụ phát triển mạnh nhất ở xóm Bảo Yên. Ngoài bà Bùi Thị Hiền còn có một số hộ khác đạt mức thu trăm triệu đồng như ông Nguyễn Quang Giang, Bùi Viết Cường… Phong trào lan rộng ở các xóm khác với quy mô diện tích của cả xã là 55 ha, chỉ thấp hơn 15 ha so với diện tích trồng bí xanh chính vụ. Theo đồng chí Bùi Xuân Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND xã: Bí xanh là sản phẩm nông nghiệp truyền thống được bà con đưa vào trồng với diện tích lớn cùng với các loại cây họ bầu, bí khác như dưa bở, dưa lê. Đến nay có khoảng 300 hộ trồng bí xanh, trong đó có 200 hộ tham gia trồng trái vụ.
Giá bí xanh có thể lên xuống nhưng với mức giá từ 3.000 đồng/kg trở lên, nông dân trồng bí xanh đã đảm bảo đủ kinh phí đầu tư, làm ăn có lãi. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định: Trồng bí xanh trái vụ là hướng chuyển đổi nhanh nhạy, điều tiết cung ứng sản phẩm hàng hoá có lợi và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt với nông dân. Với một vụ trồng vừa được mùa, được giá như hiện nay đã tác động đến tư duy hạch toán, làm ăn theo hướng mới của bà con, tạo động lực thúc đẩy vùng sản xuất cây trồng hàng hoá gắn với yếu tố thị trường. Đồng thời góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ, cũng như tăng bình quân thu nhập đầu người của xã năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi rồi mới hướng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục đích thay đổi nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học - kỹ thuật một cách bền vững.

Ngày 12-12, tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (huyện Thống Nhất), thuộc Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, đã diễn ra hội nghị phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu bằng phế - phụ phẩm nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam, thu hút đông đảo nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham gia.

Trong 2 ngày 9 và 10 -12, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đến làm việc tại Đồng Nai, thẩm định việc xét công nhận huyện Xuân Lộc và TX.Long Khánh đạt chuẩn nông thôn mới.

Sáng 10-12, Đoàn công tác trung ương do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, Phó trưởng Ban chỉ đạo nông thôn mới Trung ương làm trưởng đoàn tiếp tục kiểm tra, đánh giá về xây dựng nông thôn mới tại TX.Long Khánh.

Hiện tại, nông dân ở huyện Cao Lãnh xuống giống trên 70ha rau màu các loại gồm: dưa leo, dưa hấu cải xanh, khổ qua, bầu, bí, ớt, cà chua tập trung ở các xã ven quốc lộ 30 và thị trấn Mỹ Thọ, trong đó, có trên 50ha dưa hấu. Người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, dùng màng phủ nông nghiệp nên hạn chế được sâu rầy trên cây dưa, giảm công tưới, ít hao phân.