Được giá, được mùa bí xanh trái vụ
Hộ bà Bùi Thị Hiền ở xóm Bảo Yên là một trong những hộ có thu nhập cả trăm triệu đồng như vậy. Bà Hiền phấn khởi cho biết: Từ ngày 10/8 đến nay, với 1 vạn dây bí trồng trên 8.000m2 đất vườn, ngày thấp nhất bà thu 5 tạ quả, ngày cao nhất thu 2,5 tấn quả. Việc tiêu thụ “đắt như tôm tươi” nhờ tư thương ở các tỉnh Nam Định, Hà Nam, thành phố Hà Nội đổ về nườm nượp. Ngày hôm trước bà thu hơn 1 tấn quả, bán tại vườn với giá 13.000 đồng/kg nhưng sáng nay thị trường đã lại tăng thêm 1 giá. Trong khoảng chục ngày thu hoạch, gia đình bà bán được 7 tấn quả, trị giá hơn 90 triệu đồng. Dự kiến từ nay đến hết vụ bà thu được trên, dưới 10 tấn quả. Mức lãi đến thời điểm hiện tại đã đạt khoảng 70 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí.
Phong trào trồng bí xanh trái vụ phát triển mạnh nhất ở xóm Bảo Yên. Ngoài bà Bùi Thị Hiền còn có một số hộ khác đạt mức thu trăm triệu đồng như ông Nguyễn Quang Giang, Bùi Viết Cường… Phong trào lan rộng ở các xóm khác với quy mô diện tích của cả xã là 55 ha, chỉ thấp hơn 15 ha so với diện tích trồng bí xanh chính vụ. Theo đồng chí Bùi Xuân Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND xã: Bí xanh là sản phẩm nông nghiệp truyền thống được bà con đưa vào trồng với diện tích lớn cùng với các loại cây họ bầu, bí khác như dưa bở, dưa lê. Đến nay có khoảng 300 hộ trồng bí xanh, trong đó có 200 hộ tham gia trồng trái vụ.
Giá bí xanh có thể lên xuống nhưng với mức giá từ 3.000 đồng/kg trở lên, nông dân trồng bí xanh đã đảm bảo đủ kinh phí đầu tư, làm ăn có lãi. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định: Trồng bí xanh trái vụ là hướng chuyển đổi nhanh nhạy, điều tiết cung ứng sản phẩm hàng hoá có lợi và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt với nông dân. Với một vụ trồng vừa được mùa, được giá như hiện nay đã tác động đến tư duy hạch toán, làm ăn theo hướng mới của bà con, tạo động lực thúc đẩy vùng sản xuất cây trồng hàng hoá gắn với yếu tố thị trường. Đồng thời góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ, cũng như tăng bình quân thu nhập đầu người của xã năm 2015.
Related news
Tôm nuôi đang chết hàng loạt tại Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị khiến người dân miền Trung thấp thỏm khi hàng vạn hécta ao hồ nước nợ tại đây vừa xuống giống vụ nuôi trồng thủy sản năm 2013.
Trước tình hình dịch bệnh trên gia cầm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là vi rút gây bệnh cúm xuất hiện thêm nhiều nhánh, chủng mới, ngành thú y và người chăn nuôi trong tỉnh Phú Yên đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp phòng chống, nhất là trong mùa vịt chạy đồng.
Nhằm hồi phục và tiếp tục phát triển giống cam chanh đặc sản, từ năm 2011, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã triển khai đề tài “Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Dự án tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông phát triển được 9 năm, dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhất là trong năm 2012 chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra sản phẩm không ổn định làm giảm lợi nhuận của người nuôi tôm…
Từ thực tế, anh Thiều Văn Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh) đã bắt tay nghiên cứu mô hình nuôi cua biển trong rừng ngập mặn nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế hiện nay của hình thức nuôi cua biển trong các ao, đầm nước lợ, vùng cửa sông ven biển, đồng thời bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.