Lai Tạo Thành Công Giống Chè Mới Chất Lượng Cao

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã lai tạo thành công giống chè mới LDP2 có năng suất, chất lượng cao, thích ứng điều kiện của Việt Nam, tăng sức cạnh tranh sản phẩm chè trên thị trường.
Hiện nay, giống chè mới này đã có diện tích khoảng 13.000ha và có mặt tại hầu hết các tỉnh trồng chè của Việt Nam như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An...
Tiến sỹ Đỗ Văn Ngọc, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết nhóm đã sử dụng phương pháp lai hữu tính, chọn đúng cặp bố mẹ kết hợp phương pháp chọn lọc cá thể để tạo giống mới, đồng thời sử dụng công nghệ nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành, đảm bảo tính thuần nhất của giống chè mới do Việt Nam tạo ra.
Giống LDP2 là giống được chọn từ cá thể lai giữa giống Đại Bạch Trà (mẹ) có nguồn gốc Trung Quốc với giống chè PH1 (bố) có nguồn gốc Assam Ấn Độ năm 1980. Sau hơn 10 năm nghiên cứu, trong đó trên 10 năm khảo nghiệm, giống LDP2 là giống có năng suất cao, chất lượng khá, có tính thích ứng rộng, thích hợp cho chế biến chè xanh, chè đen.
Đến nay diện tích giống LDP2 đạt trên 10.000ha, được người sản xuất đánh giá có nhiều ưu điểm và xác định là giống trồng thay thế giống cũ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chè Việt Nam.
Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam, năm 2009, diện tích chè cả nước gần 135.000ha, năng suất chè bình quân đạt 6,8 tấn/ha. So với năm 2000, diện tích chè mới có 80.000ha, năng suất 3,6 tấn thì đến nay diện tích đã tăng 1,68 lần và năng suất tăng 1,88 lần.
Việc phát triển giống chè mới đi đôi với mở rộng diện tích chè đã tạo việc làm cho hàng triệu lao động vùng trung du và miền núi, nâng cao thu nhập, cải thiện và ổn định đời sống của người làm chè, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi. Người dân trồng chè không đốt rừng làm nương nên đã góp phần bảo vệ rừng đầu nguồn.
Có thể bạn quan tâm

Kết quả trồng thử nghiệm giống ổi xá lị không hạt ở xã Hiệp Cát, Hiệp Lực (Hải Dương) cho thấy, cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt 7,5 tấn/ha, quả dài, vị ngọt...

Trong những năm qua nhờ chính sách của tỉnh trong việc khuyến khích người dân chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa một vụ kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp với thả cá và đã giàu lên nhanh chóng. Điển hình là gia đình anh Nguyễn Văn Dũng thôn Thiện Dũ, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành.

Ông Đặng Quang Tám - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định, cho biết: Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cho một số đối tượng sâu bệnh đang có nguy cơ phát sinh mạnh gây hại lúa vụ hè thu.

Huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nằm giữa hai con sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, lại có 12km bờ biển nên thuận lợi cho việc phát triển nuôi thủy sản. Để đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, từ quy hoạch vùng sản xuất, xác định cơ cấu con nuôi phù hợp với trình độ thâm canh của các hộ nuôi và đặc điểm tự nhiên của từng vùng.

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.