Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Giống Lươn Đồng Bằng Phương Pháp Sinh Sản Bán Nhân Tạo

Sản Xuất Giống Lươn Đồng Bằng Phương Pháp Sinh Sản Bán Nhân Tạo
Ngày đăng: 15/12/2011

Trung tâm Giống thủy sản An Giang tiếp tục thực hiện dự án “Phát triển mô hình sản xuất lươn đồng” (Monopterus albus) bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo tại An Giang”, do kỹ sư Triệu Thị Y Vanne làm chủ nhiệm, thông qua Sở Khoa học - Công nghệ và được UBND tỉnh An Giang phê duyệt.

Mục tiêu trước mắt của dự án nhằm ứng dụng thành công tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất giống lươn đồng, góp phần thực hiện kế hoạch nhân rộng mô hình sản xuất giống lươn đồng (Monopterus albus) ở các địa phương trong tỉnh, giúp nông dân chủ động sản xuất con giống chất lượng. Đồng thời, chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo cho kỹ thuật viên và ngư dân trong vùng dự án thực hiện có hiệu quả để làm nòng cốt cho việc phát triển nghề nuôi lươn, nông dân tự chủ động sản xuất con giống cho nghề nuôi lươn thương phẩm tại địa phương. Tổng sản lượng dự kiến đạt được từ dự án: Lươn bột 10.000 - 12.000 con/mô hình/hộ với tỷ lệ nở 50 - 60%, lươn hương 5.000 - 7.000 con với tỷ lệ sống 50 - 60% từ bộ - hương, lươn giống 3.500 - 4.500 con/hộ với tỷ lệ sống 60 - 70% từ hương - giống và kích cỡ giống 5 - 10 gram/con. Về lâu dài, phát triển mô hình sản xuất giống lươn đồng góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi lươn thương phẩm, định hướng xuất khẩu, nhằm góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu và đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo tồn tính đa dạng sinh học trong thủy vực tự nhiên.

Theo Chủ nhiệm đề tài Triệu Thị Y Vanne: Mô hình thực hiện tập trung tại các vùng nuôi như: Thoại Sơn, Châu Thành và TX. Tân Châu, Châu Phú. Để giúp nông dân thực hiện tốt mô hình, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã tổ chức 4 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và thực hành tự ứng dụng quy trình, tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật, nắm được các phương pháp xây dựng và xử lý có khoa học trong quá trình sản xuất giống cho gần 500 nông dân và kỹ thuật viên. Nội dung tập huấn bao gồm các hướng dẫn kỹ thuật, song song giữa lý thuyết và thực hành, thông qua các mô hình ứng dụng trực tiếp: Thiết kế, xây dựng và vận hành quy trình công nghệ sản xuất giống lươn đồng; các giải pháp kỹ thuật về quản lý chất lượng nước các hệ thống sản xuất trên cơ sở bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững hệ thống sản xuất; các giải pháp chẩn đoán và phòng trị bệnh tổng hợp lươn đồng trong quá trình nuôi sinh sản và ương lươn bột thành lươn giống.

Dự án triển khai được sự ủng hộ của địa phương và nông dân tham gia thực hiện mô hình. Sau khi tham gia tập huấn phần lý thuyết, hầu hết học viên đều thông suốt các giải pháp kỹ thuật sinh sản giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo như: Cách tuyển chọn lươn bố mẹ, kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục lươn đồng - thu và ấp trứng, kỹ thuật ương lươn giống; nhận dạng giới tính của lươn; tự bố trí mô hình sinh sản.

16 hộ nông dân đang thử nghiệm mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo với diện tích 15 m2/bể/mô hình và mật độ 15 con/m2, ở: Khánh Hòa, Ô Long Vĩ (Châu Phú), Tân An, Vĩnh Xương (TX.Tân Châu), Vĩnh Phú, Tây Phú, Vĩnh Chánh (Thoại Sơn), Vĩnh Nhuận, Vĩnh Bình, Tân Phú (Châu Thành). Dự kiến cho kết quả 64.000 con lươn hương/16 mô hình thử nghiệm. Mỗi hộ được trung tâm đầu tư kinh phí xây dựng một bể nuôi lươn bố mẹ theo quy cách bể lót bạt diện tích 15 m2, thả nuôi 15 kg lươn bố mẹ cỡ 50 - 100 gr/con; khu ấp trứng và ương lươn giống được bố trí trong khu vực riêng biệt có mái che và nhiệt độ ổn định. Mặc dù dự án vừa mới được triển khai nhưng các kết quả thu được tại một số hộ ứng dụng mô hình cho thấy khá lạc quan. Đến nay, có 11 mô hình đã thu được trứng và ương được lươn hương (cỡ 1.000 - 3.000 con/kg) với tổng lượng lươn hương đạt trên 10.000 con. Trung tâm Giống thuỷ sản An Giang còn chủ động chọn lựa các hộ ứng dụng thành công quy trình sản xuất giống làm vệ tinh cho trung tâm, để cung cấp giống cho các mô hình nuôi thương phẩm trong và ngoài tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Anh Lê Văn Phú Thành công với mô hình chăn nuôi kết hợp Anh Lê Văn Phú Thành công với mô hình chăn nuôi kết hợp

Thời gian qua, nhiều nông dân ở xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi giống vật nuôi mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Trong đó có mô hình nuôi rắn hổ hèo, ếch kết hợp nuôi cá trê của anh Lê Văn Phú ở ấp Hậu Hoa.

23/09/2015
Xóa đói, giảm nghèo nhờ nuôi ong mật Xóa đói, giảm nghèo nhờ nuôi ong mật

Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) là địa phương có thế mạnh về kinh tế đồi rừng, tỷ lệ hoa vào các mùa khá đa dạng và phong phú, nơi đây có nhiều loại hoa, tập trung ở cả bốn mùa, nhất là vào mùa xuân và mùa thu.

23/09/2015
Nuôi rắn hổ vện cho thu nhập cao Nuôi rắn hổ vện cho thu nhập cao

Nuôi rắn hổ vện từ năm 2012 đến nay, anh Nguyễn Văn Lâm ở ấp 3, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có những cải tiến trong các khâu chuồng trại... đem lại hiệu quả kinh tế cao.

23/09/2015
Thương hiệu tinh heo Sáu Bành Thương hiệu tinh heo Sáu Bành

Là bộ đội xuất ngũ, khởi nghiệp với 4 công ruộng, trình độ học vấn chỉ dừng lại lớp 3, nhưng nhờ hăng hái thi đua lao động sản xuất, ông Trần Văn Sáu- tên thường gọi là Sáu Bành (ấp An Hội III, Tân An Hội - Mang Thít - Vĩnh Long) đã vươn lên làm giàu.

23/09/2015
Triển khai xây dựng 2 cánh đồng lớn trên cây mía Triển khai xây dựng 2 cánh đồng lớn trên cây mía

Đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã dự kiến quy hoạch 2 khu vực sản xuất trên địa bàn xã Hiệp Hưng và Hòa Mỹ để xây dựng cánh đồng lớn trồng mía trong năm 2016.

23/09/2015