Nhiều Hộ Dân Nuôi Cá Sấu Tự Phát, Không An Toàn
Qua kiểm tra thực tế tại các hộ dân nuôi cá sấu ở tỉnh Cà Mau cho thấy, đa số những hộ nuôi quy mô nhỏ, chuồng trại đều không bảo đảm an toàn. Phần lớn diện tích chỉ từ 8 - 12m2 nhưng số lượng nuôi từ 10-20 con cá sấu, mật độ như quá dầy, hạn chế sự phát triển của cá.
Ngoài ra, chuồng chỉ được bao quanh bằng gạch xây từ mặt đất lên 1 mét, phía trên tường được rào dây chì B40 thêm 1 mét nữa. Kiểu chuồng trại như vậy chỉ phù hợp cho cá loại từ 1 năm tuổi trở xuống, còn đối với loại cá từ 1 năm tuổi trở lên, nguy cơ chuồng trại bị vỡ rất cao. Đặc điểm của cá sấu là rất khỏe. Chuồng trại hẹp, cá sấu thường cấu xé nhau để tranh ăn rất quyết liệt.
Những lúc như vậy, chuồng hay bị vỡ, ảnh hưởng tới sự an toàn của những người dân xung quanh. Vụ doanh nghiệp Quốc Việt bị vỡ chuồng nuôi cá sấu trên 5 tuổi, trọng lượng mỗi con gần 100 kg với hàng trăm con bị xổng ra ngoài làm náo loạn cả khu vực xã Tân Thành năm qua là một điển hình.
Theo quy định của ngành nông nghiệp, người nuôi cá sấu phải đăng ký với cơ quan chức năng là Chi cục Kiểm lâm, trong đó có quy định cụ thể về bảo đảm an toàn chuồng trại, vệ sinh môi trường. Nếu nuôi cá thương phẩm thì thủ tục đơn giản, nhưng nếu nuôi cá sấu sinh sản thì quy định được áp dụng nghiêm ngặt như chuồng trại phải rộng, xuất xứ của giống cá bố mẹ phải được cơ quan chức năng quản lý và kiểm tra định kỳ. Ngay cả cá sấu con khi bán cũng phải đăng ký mới được phép lưu thông.
Ông Trần Đại Dương, một nông dân nuôi cá sấu ở huyện Cái Nước cho biết: Mặc dù quy định như vậy, nhưng thực tế khó có thể kiểm soát được việc chấp hành quy định, bởi có nhiều hộ nuôi theo quy mô nhỏ lẻ, không đăng ký với cơ quan chức năng. Theo ông Dương, vấn đề quan trọng là người nuôi cá sấu phải ý thức được đây là loài động vật hoang dã rất hung dữ, một khi cá sấu xổng chuồng thì đe dọa tới an toàn tính mạng của con người.
Tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 5.000 cá xấu có đăng ký, nhưng nếu tính cả số cá sấu nuôi không đăng ký thì phải là gấp đôi hoặc hơn thế nữa. Nhiều năm nay, cá sấu trong tình trạng không có đầu ra, nhưng hộ nuôi cá sấu vẫn phát triển năm sau cao hơn năm trước.
Tuy nhiên, nhiều người dân nuôi cá sấu cũng đều có chung nhận xét: Nuôi cá sấu hiện nay rất bấp bênh từ tổ chức chuồng trại, tới chuyện giá thức ăn tăng cao, trong khi giá cá sấu lúc lên, lúc xuống. Cá sấu có trọng lượng từ 7 - 10 kg/con gọi là cá thương phẩm chỉ bán cho các nhà hàng, quán nhậu, cá từ 10 kg/con trở lên thì chỉ xuất khẩu. Nhưng cho dù bán ở đâu cũng chỉ ở mức 100.000 đồng/kg.
Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết: Nhu cầu nuôi cá sấu trong tỉnh hiện nay là rất lớn, nhưng chủ yếu là nuôi tự phát. Tỉnh không quy hoạch phát triển đàn cá sấu ít nhất từ nay đến năm 2015, nguyên nhân là cá sấu chưa có đầu ra ổn định. Tuy nhiên, cũng không cấm người dân nuôi cá sấu, vì vậy cơ quan chỉ thực hiện chức năng quản lý chứ không hỗ trợ người nuôi.
Vấn đề chuồng trại không đạt tiêu chuẩn quy định thực tế cũng rất khó quản lý do nuôi tự phát. Từ lâu, cơ quan chức năng cũng đã khuyến cáo tình trạng này nhưng chưa khắc phục được, nguyên nhân trước hết là do ý thức của người nuôi cá sấu. Tuy nhiên, đây chỉ là những hộ nuôi quy mô nhỏ, từ hai ba chục con trở lại, còn những cơ sở nuôi công nghiệp, quy mô lớn với hàng trăm con trở lên, thì đa số chuồng trại chắc chắn, an toàn.
Có thể bạn quan tâm
Khi đặt chân đến bãi cát biển hoang hoá của xã Thạch, Thạch Hà - Hà Tĩnh, chúng tôi ngỡ ngàng có hơn 30 ha cây trồng xanh ngút ngàn giữa mênh mông cát trắng.
1 năm trở lại đây, xuất hiện nhiều nhóm người ở các tỉnh phía Bắc vào miền Trung tìm mua cây huỳnh đàn có từ 5 đến 7 năm trở lên với giá hàng chục triệu đồng/cây. Có điều lạ là họ chọn mua cây rất gắt gao, thậm chí cả một huyện chỉ mua một vài cây. Trước khi quyết định mua, họ khoan vào thân cây kiểm tra đường kính, chất lượng lõi. Thực trạng trên khiến nhiều người nghi ngờ, liệu đây có phải chiêu “nhử mồi”, sau đó bán cây giống với giá cao.
Với sản lượng đưa ra thị trường khoảng 35.000 tấn bưởi/năm, sau khi trừ các khoản chi phí công chăm sóc, phân bón, thuốc trừ sâu… nông dân có thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, nhiều hộ canh tác hiệu quả có thu nhập từ 250- 300 triệu đồng/ha/năm.
Huyện cũng đề nghị hỗ trợ thả 50 vạn giống cá các loại xuống lòng hồ thủy điện để tái tạo nguồn lợi thủy sản sau này giúp người dân vùng tái định cư thủy điện ở Đăk Nên phát triển “nghề” đánh bắt, nuôi thủy sản, nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài ra, huyện cũng đã quy hoạch bến neo đậu tàu, thuyền và sau này sẽ trở thành bến cá.
Từ năm 2013 đến nay, Sở NN&PTNT đã nhiều lần gởi công văn đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về vấn đề này, nhưng tỉnh vẫn chưa nhận được câu trả lời.