Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Trong Nuôi Tôm
Hội thảo do Sở KH&CN tổ chức ngày 1/8 nhằm đẩy mạnh lĩnh vực thủy sản trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) nói chung và ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn nói riêng.
Tại hội thảo, người dân của 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn được giới thiệu những hiệu quả của việc ứng dụng các thiết bị tiên tiến để kiểm soát, ổn định vật nuôi, phương pháp ngăn ngừa tảo độc giúp chủ động phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế thiệt hại.
Cụ thể, khi ứng dụng công nghệ Biofloc, ao nuôi phải được khuấy đảo, cung cấp oxy liên tục; trong quá trình nuôi mật độ Biofloc được kiểm tra hàng ngày để có giải pháp xử lý kịp thời khi mật độ Biofloc thấp hoặc vượt ngưỡng cho phép... Với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến này, hầu hết tôm phát triển tốt, ước tính tỉ lệ sống đạt 85% và 100% hộ nuôi đều có lãi.
Được biết, huyện Quảng Điền đưa vào thả nuôi 767 hồ tôm sú, tôm chân trắng và cá các loại. Sau khi ứng dụng công nghệ Biofloc , 89% hộ nuôi có lãi, tăng 20% so với năm trước.
Đây là tiền đề để Quảng Điền ứng dụng rộng rãi trong những vụ nuôi tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Từ khi thực hiện mô hình sản xuất đưa hoa màu xuống ruộng, nhiều nông dân ở xã Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long, Bạc Liêu) đã ăn nên làm ra. Hiện nay, cây bắp được nông dân xem như một trong những loại hoa màu chủ lực.
Hồ tiêu đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, nhiều nơi người dân ồ ạt trồng tiêu với diện tích lớn nhưng chủ yếu theo hình thức tự phát và chưa có sự hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia tư vấn, các nhà chuyên môn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu chết hàng loạt trong thời gian qua.
Việc nông dân lệ thuộc vào thương lái, DN lại e ngại làm các thủ tục xuất khẩu theo đường chính ngạch không chỉ làm giá trị trái thanh long giảm sút, mà còn gặp rủi ro cao khi phải xuất bán bằng đường tiểu ngạch.
Bệnh "đốm trắng" trên cây thanh long Chợ Gạo xuất hiện từ tháng 6/2013 với ghi nhận có 120 ha bị nhiễm bệnh, tỉ lệ nhiễm bệnh từ 20 - 30% khiến năng suất và chất lượng trái bị sụt giảm. Trước tình hình trên, các ngành chức năng tích cực khảo sát, xác định nguyên nhân, đưa ra biện pháp phòng trị hữu hiệu và phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
Năm 2014 là năm thứ ba liên tiếp và là chu kỳ cuối trong quy trình chọn tạo, sản xuất, công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới do Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên (Bắc Giang) phối hợp với Viện Rau quả trung ương thực hiện trên cây vải sớm tại xã Phúc Hoà.