Dùng bạt nilon trắng để xử lý đất trồng rau ăn lá
Diện tích sản xuất rau ăn lá Quận 12 có hơn 60 ha và sản xuất manh mún, nhưng sản lượng cũng đã góp phần đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Những hộ trồng rau thường tập trung chuyên canh 10 - 12 vụ/năm không cho đất nghĩ nên việc sử dụng phân bón để bổ sung dinh dưỡng cho đất được người dân dùng như phân vô cơ, phân hữu cơ để canh tác (Phân gà, phân cút...). với số lượng lớn và liên tục.
Các loại phân bón này chưa được xử lý hoặc xử lý nhưng chưa đạt yêu cầu nên có rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây rau và truyền vào cơ thể người, động vật.
Mặc khác, do tập trung chuyên canh rau ăn lá nên các đối tượng sâu, bệnh hại được tích lũy ngày càng nhiều trong đất.
Vì vậy, các hộ sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ với liều lượng và số lần nhiều lên gây ô nhiễm đất canh tác.
Trước những tác hại của vi sinh vật và thuốc BVTV gây hại đến sức khỏe của con người như nêu trên việc xử lý đất trồng rau bằng phương pháp an toàn và triệt để là vấn dề cần quan tâm.
Nhằm góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm đất trồng rau ăn lá và trồng theo hướng tạo ra các sản phẩm sạch và an toàn, Trạm Khuyến nông Quận 12 – Gò Vấp thử nghiệm mô hình “Dùng bạt nilon trắng để xử lý (bằng nhiệt) đất trồng rau ăn lá tại trên hộ Ông Lại Văn Phong, phường Hiệp Thành – Quận 12 bước đầu đã mang lại kết quả khả quan và được nông dân đánh giá khá cao.
Qua thực hiện xử lý đất bằng phủ nilon, ánh nắng mặt trời đã làm nhiệt độ của đất đã phủ bạt tăng từ 60 - 650C trong thời điểm nắng nhất trong ngày khoảng thời gian buổi trưa (11 – 13 giờ) và giữ nhiệt độ cao cho đến 15 - 16 giờ chiều (thời gian giữ nhiệt độ cao trên 50 - 59oC trong khoảng thời gian 4 giờ.
Để duy trì nhiệt độ như trên, quy trình thực hiện như sau:
Đầu tiên, tưới qua nước và tiến hành xới đất thật kỹ, vì đất ẩm sẽ dẫn nhiệt tốt hơn.
Tiếp đó, mặt đất được phủ những tấm bạt nilon mỏng và trong suốt phơi trong 2 ngày, sau đó mở bạt ra 2 ngày sau bắt đầu gieo hạt trồng rau.
Nắng sẽ làm cho nhiệt độ của đất lên tới 60 - 65o C.
Ở nhiệt độ này đã tiêu diệt được một số nguồn gây bệnh hại thể hiện qua kết quả như trong giai đoạn sinh trưởng của cây rau trên liếp được phủ bạt nilon trắng giai đoạn cây con không xuất hiện bệnh hại nên không xử lý bằng thuốc BVTV.
Trong quá trình sinh trưởng của cây rau qua nhìn nhận thấy bệnh hại ít xuất hiện hơn so với không phủ bạt chỉ phun thuốc 2 lần phòng ngừa bệnh hại cho rau trong khi canh tác theo cách cũ phải phun 5 lần trong quá trình sinh trưởng, trong khi đó sự sinh trưởng và năng suất cây rau vẫn bình thường.
Công nghệ làm đất này các nước có nền nông nghiệp phát triển đã áp dụng phổ biến trong sản xuất rau màu nếu thời gian xử lý đất càng lâu 1 hoặc 2 tháng thì tác dụng càng cao.
Công nghệ khử trùng đơn giản và hiệu quả này nhằm làm giảm việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất độc hại khác, mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng.
Các vi khuẩn, nấm và nhiều loại động vật gây hại mùa màng sống trong khoảng 30cm dưới lòng đất sẽ bị sức nóng tiêu diệt.
Tác dụng diệt khuẩn của phương pháp này duy trì được khá lâu.
Một số nghiên cứu cho thấy năng lượng mặt trời còn làm thay đổi nhiều tính chất hóa học của đất.
Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, đất sẽ giải phóng ra một lượng lớn các vi chất như canxi, magie… có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp đảo Síp, phương pháp khử trùng đất bằng năng lượng mặt trời có thể làm tăng sản lượng cây trồng lên từ 25% đến 432%, rất khả quan đối với các loại rau màu như đậu, cà chua, khoai tây…
Đặc biệt, nông sản và hoa quả sau thu hoạch ít phải xử lý hơn mà vẫn đảm bảo không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng do hàm lượng hóa chất thấp.
Related news
Từ một người làm công trên những chuyến tàu đánh bắt hải sản (HS) đã trở thành một ông chủ doanh nghiệp với hơn 10 chiếc tàu đánh bắt HS công suất lớn. Đó là ông Lê Văn Hồng, Phường 2, TP. Mỹ Tho, chủ đội tàu khai thác HS ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Với mục tiêu đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào đời sống nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Tây Ninh đã thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ nghiền phế phẩm cây cao su, mì làm cơ chất trồng nấm bào ngư”.
Từ một “lâm tặc”, anh Hồ Ngọc Quang (52 tuổi) ở thôn Tân An, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh) đã trở thành vua rừng khi sở hữu hơn 20ha keo và hàng ngàn cây gỗ quý như sao đen, xà cừ, dầu, lác hoa…
Quá trình hàng trăm năm khai hoang, định cư và phát triển vùng đất Hưng Thạnh, cha ông ta, những người Việt di dân đã dũng cảm đấu tranh chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt với khát vọng gầy dựng vùng này trở nên trù phú, xanh tươi và hưng thịnh.
Dù những ngày qua đã nỗ lực đặt bẫy, đánh bả, xông thuốc xì gà nhưng vẫn không ngăn chặn được lũ chuột. Ruộng lúa đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đứng cái – làm đòng, nếu tình trạng này cứ kéo dài thì nhiều khả năng sẽ mất mùa trầm trọng”.