Cẩm Sơn có nhiều hầm biogas
Công trình khí sinh học của hộ ông Đoàn Văn Thái
Bà Phan Thị Kim Ngân, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Cẩm Sơn cho biết, 10 năm trở lại đây nghề chăn nuôi heo phát triển mạnh giúp người dân trong xã có thu nhập khá cao.
Toàn xã hiện có 3.222 hộ thì có khoảng 1.700 hộ nuôi heo với tổng đàn 60.000 con.
Khi chăn nuôi phát triển thì vấn đề môi trường luôn là nỗi lo của địa phương.
Những năm qua xã đã vận động người dân xây dựng công trình khí sinh học để xử lý môi trường.
Đến nay, toàn xã có 86% hộ chăn nuôi đã có hệ thống xử lý chất thải các loại.
Hiệu quả rõ nét nhất từ khi dự án LCASP hỗ trợ vốn "mồi" 3 triệu đồng/công trình thì sau 18 tháng, xã có trên 200 công trình khí sinh học.
Hầm biogas hỗ trợ xử lý chất thải trong chăn nuôi rất tốt, tạo ra khí gas giúp xóa lò củi truyền thống, thắp sáng đèn măng-xông, sưởi ấm cho vật nuôi.
Nguồn chất thải đã xử lý qua hầm khí sinh học là nguồn phân bón sinh học ứng dụng vào SX nông nghiệp sạch.
Một số trang trại lớn sử dụng nguồn khi sinh học chạy máy phát điện phục vụ sinh hoạt gia đình và chăn nuôi.
Hiệu quả kinh tế từ công trình khí sinh học mang lại cho nông hộ là giảm chi phí khoảng 3 triệu đồng/hộ/năm trong việc đun nấu.
Dự án LCASP ở Bến Tre không chỉ giúp cho người chăn nuôi mà cả cộng đồng hưởng lợi. Cẩm Sơn là một trong những địa phương được thụ hưởng nhiều nhất với trên 200 công trình khí sinh học.
Chỉ sau 2 - 4 năm xây dựng công trình khí sinh học là có thể khấu trừ đủ vốn đầu tư, chăn nuôi sẽ giảm giá thành khoảng 7%.
Hiệu quả rõ nét nhất của dự án LCASP là giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Hiện tại, người chăn nuôi trong xã tiếp tục đăng ký lắp đặt trên 50 công trình khí sinh học do LCASP tài trợ.
Bà Lưu Thị Lan, ấp Thạnh Phó cho biết, gia đình bà có 4.000 m2 đất trồng dừa kết hợp với nuôi heo.
Khi dự án LCASP chưa triển khai, gia đình xử lý môi trường bằng túi nilon nhưng vẫn bị rò rỉ và bốc mùi hôi làm ảnh hưởng đến cộng đồng.
Khi dự án hỗ trợ 3 triệu đồng lắp đặt 1 công trình khí sinh học, bà liền tham gia ngay.
Bà bỏ thêm vốn đối ứng 10,5 triệu đồng đầu tư bể bằng nhựa composite có khối lượng 9 m3.
Sau khi công trình đưa vào sử dụng thì nước thải không còn bốc mùi hôi, khí dùng để đun nấu không hết...
Ông Đoàn Văn Thái, ấp Thạnh Phó cũng cho hay, gia đình thường xuyên nuôi từ 35 - 70 con heo.
Trước đây xử lý môi trường bằng túi nilon nhưng bị rò rỉ, bốc mùi hôi.
Chất thải xả ra mương vườn làm ô nhiễm môi trường, bị cán bộ phụ trách môi trường đến kiểm tra nhắc nhở.
Được dự án LCASP hỗ trợ 3 triệu đồng, gia đình đối ứng đầu tư thêm 16 triệu đồng để xây dựng công trình 16 m3.
Qua 1 năm sử dụng, ông Thái thấy rất hiệu quả, chuồng heo sát vách nhà mà không bị hôi thối, giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm, tạo ra chất đốt mà không phải tốn công gom củi hoặc lo tiền mua gas.
Nước thải thì tưới cho vườn dừa, khí không dùng hết thì cho bà con lân cận sử dụng đun nấu...
Có thể bạn quan tâm
Sản phẩm giấm vải Lục Ngạn do chị Bạch Thị Kim Ngân (thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang) sáng tạo ra hiện đã có mặt ở 15 nước trên thế giới.
Hiện cả nước vẫn còn 2.535 xã khó khăn và các xã này đang gặp rất nhiều trở ngại trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Do vậy, Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đề xuất cần tăng vốn đầu tư, ban hành chính sách đặc thù cho các xã này.
Tối 28.11, tại TP Pleiku, TƯ. Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức khai mạc Hội chợ Triển lãm nông nghiệp và thương mại Tây Nguyên năm 2015.
Ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản (NLTS) đã có những bước phát triển mạnh cả về quy mô và mức độ hiện đại. Tuy nhiên, so với khối lượng xuất khẩu nông sản ngày càng tăng, tốc độ gia tăng của chế biến vẫn còn rất hạn chế. Chính điều này đã làm nông sản Việt Nam mất giá
Từ thực trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, lạc hậu, sau 5 năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang làm lúa chất lượng cao, rau an toàn, trồng rau sạch...