Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát huy thế mạnh nông nghiệp

Phát huy thế mạnh nông nghiệp
Ngày đăng: 23/10/2015

Mô hình nuôi lươn của ông Minh cho thu nhập ổn định, phát triển kinh tế gia đình.

Chọn cây lúa là cây trồng chủ lực, 3 vụ lúa qua, toàn huyện đã xuống giống được trên 34.000ha, tăng khoảng 2-3% kế hoạch; năng suất bình quân vụ Đông xuân 2014-2015 đạt 7,6 tấn/ha, sản lượng đạt 124.503 tấn.

Vụ lúa Hè thu 2015, năng suất bình quân đạt 5,7 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 92.722/83.200 tấn, đạt 111,44% kế hoạch (đạt 104,5% so với cùng kỳ năm trước).

Điều đáng ghi nhận, mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực.

Mô hình này đã triển khai ở xã Vĩnh Tường với sự tham gia của 120 hộ dân, tổng diện tích trên 150ha.

Nhờ sự tham gia đăng ký bao tiêu của Công ty Công Bình (tỉnh Long An) đã giúp người trồng lúa an tâm hơn với giá cả hợp lý.

Ông Lê Hữu Tuấn, ở ấp 9, xã Vị Thắng, cho biết: “Vụ lúa Hè thu vừa qua, tôi đã được công ty bao tiêu thu mua lúa giống RVT.

Mỗi ký lúa cắt tại ruộng có giá 6.050 đồng.

Vụ này, công ty tiếp tục bao tiêu đầu ra cho 55ha của bà con xã này.

Giá bao tiêu đều cao hơn giá thị trường từ khoảng 1.500 đồng/kg nên nông dân phấn khởi lắm”.

Theo nhẩm tính của ông Tuấn, từ việc được công ty cung cấp giống giá rẻ, cho mượn vốn sản xuất (500.000 đồng/công) đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất lúa.

Từ đó, công ty tạo được niềm tin và giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận gần 4 triệu đồng/ha so với bên ngoài mô hình.

Chính vì vậy, vụ lúa Đông xuân năm 2015-2016 này, ông Trần Văn Huynh, ở ấp 7, xã Vị Thắng, đã đăng ký tham gia cánh đồng lớn, trồng 65ha lúa nếp cho công ty.

Ông Huynh bộc bạch: “Thấy các hộ trước tham gia cánh đồng lớn được nhiều lợi ích, tôi và bà con nông dân ấp 7 thống nhất đăng ký để được bao tiêu đầu ra, bán lúa với giá ổn định, để nông dân được phát triển nhờ nghề trồng lúa, không sợ bị thương lái ép giá nữa”.

Để giúp người nông dân tăng thêm thu nhập trên diện tích đất sản xuất, ngành nông nghiệp huyện vận động và khuyến khích nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tế địa phương và nhu cầu thị trường.

Một số nông dân đã chọn giải pháp nuôi lươn trong bể bạt, tận dụng diện tích nhỏ hẹp xung quanh khuôn viên nhà.

So với các mô hình khác như nuôi nuôi rắn ri voi, nuôi ba ba, nuôi cá lóc,… thì nuôi lươn đơn giản hơn nhiều.

Có thể nói mô hình này ngày càng được nhân rộng, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động nông thôn, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, trong đó không ít hộ nông dân vươn lên làm giàu mà vốn trước đây thuộc diện hộ nghèo.

Ông Phạm Minh, ở ấp 7, xã Vị Thủy, đã thành công với mô hình này.

Với kinh nghiệm nuôi lươn nhiều năm, ông Minh nhận xét mô hình này cho thu nhập khá cao vì con lươn không hề dội chợ.

Vả lại, theo cách nuôi và kỹ thuật mà ông tích lũy và học được từ cán bộ kỹ thuật qua tập huấn thì lươn của ông mạnh khỏe và an toàn.

Ông Minh nuôi lươn bằng thức ăn tự nhiên là tép, cá bắt được từ ruộng, sông gần nhà, nên giá bán ra cao như lươn đồng.

Mới đây, ông Minh mới trúng lớn với 40kg lươn loại nhất, bán ra với giá 165.000 đồng/kg và 30kg lươn loại nhì bán giá 120.000 đồng/kg.

Cũng từ những mô hình hiệu quả này mà năm qua xã Vị Thủy đã vận động hộ nghèo trong xã áp dụng, tăng thu nhập.

Nhờ đó, trong tháng 9 vừa qua, xã được tỉnh công nhận tiêu chí thu nhập, nâng tổng số tiêu chí xã nông thôn mới lên 17/19 tiêu chí.

Thu nhập của người dân từ 19 triệu đồng đã tăng lên 22,5 triệu đồng/người/năm. 

Bà Trần Hồng Tim, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy, cho biết: Đối với những mô hình làm kinh tế hiệu quả, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tổ chức tập huấn, hướng dẫn thêm kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho bà con nông dân.

Đặc biệt, ngành cũng liên kết tìm đầu ra cho bà con, cũng như nhân rộng các mô hình.

Cùng với đó, huyện đã vận động hơn 100 hộ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp.

Phòng còn phối hợp với các trường, trung tâm tổ chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn quy trình cải tạo vườn tạp cho bà con nông dân, hỗ trợ cây giống,...

Từ đó, giúp nhiều hộ dân phát huy được diện tích đất của gia đình, có thêm nguồn thu nhập.

Với phương thức thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát huy lợi thế nông nghiệp, huyện Vị Thủy đã kích thích được ý chí nông dân, tạo đòn bẩy để họ yên tâm tăng gia sản xuất, tiếp tục phát huy thế mạnh nông nghiệp lên tầm cao mới.


Có thể bạn quan tâm

Lo Ngại Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tiếp Tục Tăng Lo Ngại Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tiếp Tục Tăng

Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) lo ngại năm 2014 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tiếp tục tăng sẽ khiến dịch bệnh dễ bùng phát trên diện rộng.

23/12/2013
Phòng Chống Khẩn Cấp Dịch Cúm Gia Cầm Phòng Chống Khẩn Cấp Dịch Cúm Gia Cầm

Từ đầu năm 2013 đến nay, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xảy ra nhỏ lẻ, rải rác ở các tỉnh, thành phố với tổng số gia cầm mắc bệnh là 123.363 con, tổng số gia cầm mắc bệnh, chết, tiêu huỷ là 141.687 con.

23/12/2013
2.600 Tỷ Đồng Phát Triển Thủy Hải Sản Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 2.600 Tỷ Đồng Phát Triển Thủy Hải Sản Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngày 20-12, Bộ NN-PTNT phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và UBND tỉnh Kiên Giang, tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư và thúc đẩy phát triển thủy hải sản ĐBSCL.

23/12/2013
Cần Hỗ Trợ Mạnh Để Ngư Dân Phát Triển Cần Hỗ Trợ Mạnh Để Ngư Dân Phát Triển

Trong những năm qua, nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ giúp ngư dân ven biển có cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản hiện nay đang gặp khó khăn, nuôi trồng thủy sản bất ổn do tình hình dịch bệnh nên kinh tế ở các địa phương ven biển phát triển không bền vững. Để tạo điều kiện phát triển kinh tế biển, ngư dân rất cần được hỗ trợ.

23/12/2013
Tái Đàn Cùng Nỗi Lo Dịch Bệnh Tái Đàn Cùng Nỗi Lo Dịch Bệnh

Chưa kịp nguôi nỗi đau mất hơn 28.200 con gia súc gia cầm (GSGC) do trận lũ hồi giữa tháng 11 gây ra, thì hiện giờ, người chăn nuôi lại phập phồng lo sợ dịch bệnh tấn công khi đang gắng gượng tái đàn.

23/12/2013