Đưa vào sản xuất thử nghiệm nhiều giống lúa mới

Tham quan mô hình thử nghiệm giống lúa OM6976 ở xã Cát Tường.
Điển hình như giống lúa OM6976 sản xuất thử tại xã Cát Tường, giống lúa VD8 tại xã Cát Hưng.
Mặc dù vụ Đông Xuân (ĐX) gặp thời tiết mưa lạnh, vụ Hè Thu nắng nóng gay gắt, sâu bệnh phát sinh gây hại, nhưng 2 giống lúa này vẫn thích nghi rộng trên nhiều loại đất.
Từ đất phù sa pha cát đến đất nhiễm phèn, kháng được sâu bệnh, lúa phát triển tốt; cứng cây chống đổ ngã; bông to, chắc hạt; năng suất từ 65-70 tạ/ha, cao hơn 4 tạ/ha so với đối chứng.
Ông Đỗ Văn Giới, ở thôn Phú Gia, xã Cát Tường, trực tiếp tham gia thực hiện mô hình nhân giống lúa mới, nhận xét: “Giống lúa OM6976 rất dễ làm, không có rầy, bông dài, hạt chắc, đạt năng suất cao .
Đề nghị cho nhân giống để sản xuất 2 vụ ăn chắc hơn. Qua theo dõi từ ngày sạ đến ngày thu hoạch, cây lúa rất khỏe, không sinh bệnh, đầu tư nhẹ, có lợi về vật tư. Trọng lượng hạt lúa nặng hơn một số loại lúa khác”.
Bà Nguyễn Thị Nhung, ở thôn Hưng Mỹ 2, xã Cát Hưng, khi thu hoạch lúa VD8 đạt năng suất vượt trội (75-80 tạ/ha), vui mừng cho biết: “Sản xuất giống lúa mới này, tôi thấy đạt đến 350-400 kg/sào.
Vụ ĐX sắp đến đề nghị xã cho sản xuất rộng rãi, để nông dân áp dụng làm theo”.
Qua thực tế sản xuất thử cho thấy các giống lúa nói trên thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu và điều kiện thâm canh ở địa phương, ít nhiễm sâu bệnh, cho năng suất khá, nhất là chất lượng gạo tốt hơn các giống lúa hiện có ở địa phương.
Khảo nghiệm ở vụ ĐX và vụ Thu cho thấy các giống lúa chịu thâm canh, đẻ nhánh khỏe, ít nhiễm sâu bệnh, ít đổ ngã, có khả năng chịu được thời tiết bất lợi, và chịu được đất bị nhiễm phèn, thích nghi với thời tiết các vụ sản xuất trong năm, cho năng suất cao và ổn định, chất lượng gao ngon hơn giống ĐV 108 đang được sản xuất đại trà ở địa phương.
Ông Vũ Quốc Bảo - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, cho biết:
“Qua sản xuất thử nghiệm một số giống có năng suất cao và chất lượng gạo ngon, chúng tôi đã chọn được một số giống lúa thích nghi với đồng đất, khí hậu, thời tiết địa phương, có khả năng ứng dụng cho 2 vụ sản xuất trong năm và sẽ đưa vào sản xuất đại trà vụ ĐX 2015-2016”.
Nhìn chung, huyện Phù Cát đã chú trọng đúng mức việc sản xuất thử nghiệm các loại giống lúa, tuyển chọn những giống đáp ứng yêu cầu, đưa vào sản xuất thử và nhân ra diện rộng.
Đến nay, diện tích sản xuất bằng giống cấp 1 hàng năm trên địa bàn huyện đạt trên 95%, góp phần đưa năng suất lúa bình quân đạt 60-65 tạ/ha/vụ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hồ Văn Nhung vốn là cựu thanh niên xung phong của Nông trường quốc doanh La Ngà. Năm 1983, xuất ngũ về quê nhà ở khu phố 5, phường Đức Long, Phan Thiết, Bình Thuận. Thời điểm đó, cuộc sống gia đình ông gặp muôn vàn khó khăn.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mùa đông 2014 - 2015, toàn tỉnh Lào Cai có 39.000/65.000 hộ chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn cho khoảng 110.000 gia súc, chủ yếu là dự trữ nguồn thức ăn thô và thức ăn tinh.

Đó là mô hình của hộ ông Nguyễn Đình Trung, ở thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn (Bình Định). Ông Trung bắt đầu nuôi chim bồ câu từ lúc mới 16 tuổi, với số lượng 2 - 3 cặp, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Đến nay, ông theo nghề nuôi chim bồ câu đã hơn 45 năm.

Theo một số hộ nuôi vịt trên địa bàn huyện Thống Nhất (Đồng Nai), hiện nay giá vịt đang được các thương lái thu mua ở mức từ 36 – 37 nghìn đồng/kg, giảm từ 23 – 24 nghìn đồng/kg so với cách đây một tháng. Với giá vịt như hiện nay, người chăn nuôi chỉ huề vốn chứ không có lời.

Bên cạnh các loại cây hoa màu chủ lực khác, những năm gần đây cây cà tím Nhật Bản được nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk lựa chọn bởi chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể…