Đưa tôm thay lúa, giữ chân hội viên
Trước đây, người dân ấp này chủ yếu trồng lúa, hiệu quả kinh tế không cao, hội viên không mặn mà với tổ chức hội.
Trước tình hình đó chi hội đã sớm tổ chức vận động nông dân chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản.
Năm 2010, nông dân tại ấp chuyển đổi được 457ha, đến nay diện tích chuyển đổi đã hơn 720ha.
Phần lớn diện tích người dân nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nông dân nuôi trồng thủy sản tại ấp Doi Lầu, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Chi hội Nông dân ấp Doi Lầu đã phối hợp các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức trình diễn các mô hình có hiệu quả như nuôi cua giống nhân tạo, nuôi tôm sú xen cua, nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP…
Chi hội còn phối hợp Hội Nông dân huyện, Trạm Khuyến nông Cần Giờ tổ chức cho hội viên nông dân tham quan các buổi hội chợ, triển lãm nông nghiệp công nghệ cao, tham quan các mô hình nuôi, trồng có hiệu quả ở trong và ngoài thành phố, vận động nông dân tham gia các lớp học nghề, tập huấn kỹ thuật… Nhờ vậy, nông dân có các kiến thức về sản xuất nông nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Ông Huỳnh Văn Thành (ngụ ấp Doi Lầu) cho biết, ông là một trong những người nuôi tôm sớm tại ấp.
Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên bị thiệt hại nặng.
Nhưng sau đó nhờ các lớp hướng dẫn kỹ thuật, nhờ các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, ông đã nắm được các kỹ thuật cơ bản trong nuôi tôm.
Hiện nay ông áp dụng mô hình nuôi tôm VietGAP với diện tích khoảng 3ha, mang về lợi nhuận mỗi năm hơn 300 triệu đồng.
Ông Thành không phải là trường hợp thành công cá biệt.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Dung - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Doi Lầu, nhờ chuyển đổi mô hình kinh tế hiệu quả nên tại ấp ngày càng có nhiều nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và năm 2013 đã thành lập CLB nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Thông qua CLB, các thành viên thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với các nông dân khác, đồng thời tích cực hỗ trợ nông dân nghèo tại địa phương.
Bà Dung cho biết: Chi hội đưa ra chỉ tiêu mỗi năm vận động từ 3 – 5 hộ khá, giàu, có kinh nghiệm trong sản xuất giúp đỡ từ 7 – 12 hộ nghèo về vốn, khoa học kỹ thuật, bán gối đầu thức ăn tôm… Các chỉ tiêu chi hội đưa ra được thực hiện khá tốt.
Cũng theo bà Dung, Chi hội Nông dân ấp Doi Lầu còn tích cực vận động người dân trong ấp tham gia vào các hoạt động xã hội tại địa phương.
Trong 5 năm qua chi hội đã vận động được 80 phần quà tết, 56 thẻ bảo hiểm y tế cho nông dân nghèo; tặng 32 suất học bổng cho con em hội viên nông dân nghèo hiếu học.
Chi hội cũng đã vận động xây dựng được 35 căn nhà tình thương tặng cho hội viên nông dân nghèo trên địa bàn xã.
Related news
Bến Tre là một trong những tỉnh có mức tăng trưởng về sản xuất ca cao khá ổn định. Sản xuất ca cao đã thật sự trở thành ngành hàng mới khi đã thu hút nhiều nông dân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia, từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến, xuất khẩu.
Ngoài diện tích trồng theo quy hoạch, một phần diện tích khá lớn (10.141 ha) phát triển tự phát nằm ngoài quy hoạch; đến cuối năm 2013 là 41.037 ha. Trong 6 tháng đầu năm 2014, diện tích trồng mới cao su không nhiều, có xu thế chậm lại, toàn tỉnh trồng mới được 105 ha.
Trang trại của vợ chồng ông Trương Trọng Đức (Quảng Lợi) năm nay kém xanh hẳn. Mô hình kết hợp trồng rừng phủ xanh đất cát đồi trọc kết hợp với chăn nuôi lợn, gà và thả cá cho thu nhập cao thì giờ đây lại đối mặt với nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng kéo dài, nguồn nước thiếu nên hoa màu khó phát triển.
Gà đẻ thải loại (gà đẻ trứng sau khi hết chu kỳ khai thác) không chỉ đội lốt gà ta thả vườn “xịn” mà tiểu thương còn thi nhau hô biến gà đẻ thải loại thành đặc sản gà Đông Tảo để bán kiếm lời.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, mỗi năm nông dân Bạc Liêu thải ra môi trường từ 90 - 120 tấn rác thải là các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Trong khi đó, việc thu gom, xử lý loại rác thải độc hại này theo quy trình đảm bảo an toàn gần như không có!