Đưa nước sạch về nông thôn

Ông Lê Văn Tư – Giám đốc Công ty Cấp nước Quảng Trị cho biết, Quảng Trị thường xuyên gánh chịu hạn hán, có năm đại hạn kéo dài, nước quý như... sâm.
Công ty luôn dự báo trước tình hình khô hạn, và chủ động lắp thêm tổ máy bơm nước, thổi rửa giếng bơm nước ngầm, nâng công suất, tích cực tuyên truyền người dân sử dụng nước tiết kiệm...
Từ đầu năm 2015 đến nay, công ty đã chi 8,5 tỷ đồng để nâng cấp cải tạo, sửa chữa các nhà máy nhằm phát huy tối đa công suất, đảm bảo cấp nước cho nhân dân.
Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm 2015, sản lượng nước toàn công ty đạt 5,323 triệu m3, bằng 48,77% kế hoạch năm và tăng 10,34% so với cùng kỳ năm 2014...
Trong những tháng đầu năm, đã có thêm 1.209 hộ đăng ký sử dụng nước của công ty, bằng 60% kế hoạch năm và tăng 3,69% so với cùng kỳ 2014.
Đến nay, nhiều khu vực nông thôn của tỉnh Quảng Trị đã có nước sạch để sử dụng.
Theo ông Tư, hiện nay công ty có 11 nhà máy/10 xí nghiệp, với tổng công suất 50.500 m3/ngày đêm, cấp nước cho hơn 54.000 hộ dân.
Đến nay, trên 90% dân số thành thị đã được công ty đảm bảo về nước, ngoài ra công ty đang mở rộng thị trường ra vùng nông thôn để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Để nâng cao chất lượng phục vụ, công ty luôn chú trọng công tác đào tạo đội ngũ lao động bằng nhiều cách như tổ chức khóa ôn tập, kiểm tra tay nghề cho người lao động...
Người lao động có việc làm ổn định, thu nhập bình quân đạt 6,8 triệu đồng/tháng.
Ông Tư nói thêm, trong quá trình hoạt động, bên cạnh những thuận lợi thì công ty cũng gặp không ít khó khăn.
Vì vậy, công ty cần được chính quyền địa phương quan tâm phối hợp trong công tác quy hoạch, bảo vệ nhà máy nước và các công trình cấp nước...
Công ty đã có hệ thống xí nghiệp cấp nước trên khắp các các huyện thị trên địa bàn tỉnh.
Nếu có nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia cùng phối hợp thì công ty có thể nâng cao công suất, phục vụ tốt người dân vùng nông thôn, Nhà nước không cần đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước mới.
Có thể bạn quan tâm

Vụ tôm sú năm 2011-2012, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại nặng khi tôm mới thả nuôi đã chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử gan tụy.

Ngày 7.5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai phối hợp UBND tỉnh tổ chức diễn đàn “Khuyến nông và Nông nghiệp lần 1/2012”. Tại đây, nhiều nhà khoa học khuyến khích nên áp dụng giải pháp chăn nuôi bằng thảo dược.

Là loại cây dễ trồng, rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao, cây táo được nông dân ở Ninh Thuận chọn trồng rộng khắp, thay thế cho nhiều loại cây trồng kém hiệu quả trước đây. Với diện tích trồng gần 1.000 ha, cây táo đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp, sự chung tay liên minh sản xuất, đến nay nghề trồng táo ở Ninh Thuận đã phát triển theo hướng bền vững, nhiều hộ thành triệu phú nhờ trồng táo.

Ông Phạm Phó, ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), rời quê hương Mộ Đức, Quảng Ngãi vào sinh sống ở Châu Đức từ năm 1959. Năm nay, ông Phó đã 82 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh và say mê lao động. Ngoài việc trồng tiêu và các loại cây trái trong vườn, gần đây ông Phó còn thử nghiệm thành công mô hình nuôi nhím.

Nhờ mạnh dạn liên kết làm ăn theo mô hình Câu lạc bộ (CLB) mà thời gian qua, nông dân thôn An Tỉnh, xã Đức Thắng (Mộ Đức, Quảng Ngãi) không chỉ "né" được những rủi ro, nâng cao chỉ số lợi nhuận mà còn tạo sức lan tỏa trong phong trào phát triển chăn nuôi ở địa phương.