Huyện Thường Xuân Tiến Độ Trồng Mới Cao Su Đạt Thấp

Năm 2014, huyện Thường Xuân đặt mục tiêu trồng mới 350 ha cao su, đồng thời đưa ra chính sách hỗ trợ cây giống đến tận thôn, bản và 1 kg phân bón cho 1 cây cao su được trồng mới.
Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.
Khó khăn lớn nhất của huyện Thường Xuân hiện nay là thiếu quỹ đất để mở rộng diện tích trồng mới cao su, nên huyện đang tiến hành rà soát và cho khai thác diện tích keo, cây lâm nghiệp đã đến kỳ thu hoạch chuyển đổi sang trồng cao su, đồng thời hướng dẫn người dân thực hiện trồng xen, tiến tới thay thế hoàn toàn bằng cao su trên những diện tích đã được trồng mía cho năng suất dưới 65 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Sau 18 tháng triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, tỉnh Bến Tre đã thực hiện được 2.380/3.600 công trình khí sinh học (biogas) loại từ 50 m3 trở xuống.

Với khát vọng “nâng tầm tôm Việt” nhằm nâng cao vị thế ngành tôm Việt Nam trên thị trường thế giới, Tập đoàn Việt Úc đã nghiên cứu, ứng dụng nuôi tôm công nghệ cao, siêu năng suất.

Cuối tháng 10 này, mẻ lúa J02 đầu tiên trồng tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngược tàu ra Bắc báo hiệu một xu hướng mới "Nam sản, Bắc tiêu" cho hạt gạo Nhật.

Với mục đích bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế cho người dân, chiến lược đẩy mạnh nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng đang là hướng đi mới của tỉnh Cà Mau.

Bằng một quyết định điều chỉnh kịp thời, hợp lý, tỉnh Tuyên Quang đã cứu được hàng ngàn công trình thủy lợi, hồ đập đang kêu cứu, không phát huy hết công năng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.