Đua Nhau Nuôi Bò

Tại An Giang, nhiều nông dân đã mạnh dạn bỏ cây lúa, tập trung trồng cỏ, trồng bắp kết hợp nuôi bò vỗ béo cho thu nhập cao.
Trong khi nhiều địa phương ở ĐBSCL loay hoay với bài toán trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp thì tại An Giang, nhiều nông dân đã mạnh dạn bỏ cây lúa, tập trung trồng cỏ, trồng bắp kết hợp nuôi bò vỗ béo cho thu nhập cao.
Ghé thăm trang trại nuôi bò của anh Chau Vít Tha, 41 tuổi, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn trong lúc anh đang tất bật lo cho 10 con bò ăn cỏ tươi. Vừa ôm bó cỏ cho bò ăn anh vừa nói: “Trong xã này bây giờ ai ai cũng rủ nhau nuôi bò, nuôi tốt vài tháng là có thể bán lại kiếm vài triệu đồng như chơi, khoẻ hơn lúa nhiều lắm!”.
Theo anh Chau Vít Tha, lúc trước lập gia đình cha mẹ cho có 2 công đất trồng lúa nhưng năm nào lúa cũng mất giá, sống không đủ nên quyết định bán đất để mua bò. “Ban đầu nuôi có 2 con bò đẻ rồi gây đàn, đến nay đã có hàng chục con. Có lúc tôi mua bò nơi khác về nuôi vỗ béo chưa đầy một tháng là bán kiếm được tiền lời cả triệu đồng. Nghề này khoẻ lắm!”, anh Tha vui vẻ.
Nhiều người dân địa phương cho biết, nhờ chăm chỉ nuôi nên cơ sở nuôi bò của anh Tha bây giờ không chỉ cung cấp bò thịt cho khu vực mà còn bán bò giống cho các hộ trong huyện. Bình quân mỗi năm anh bán khoảng 200 con, vừa là thương lái vừa nuôi bò nên thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Anh Nguyễn Thanh Hải, 49 tuổi, ngụ ấp Tô Trung, xã Núi Tô, Tri Tôn cũng vui vẻ cho biết, gia đình vốn nghèo, chỉ được ba mẹ cho 6 công đất rẫy, cuộc sống quanh năm thiếu trước hụt sau nên anh đã vay tiền để mua 2 con bò cái; nuôi 2 năm thì bán được 4 con bê và bây giờ trong chuồng của anh lúc nào cũng có 2 con bò đẻ và 2 con bê.
“Gia đình đâu có đất trồng cỏ như người ta nên thức ăn cho bò chủ yếu cho bò là rơm hoặc đi xin cây bắp vừa thu hoạch. Có khi còn cho bò ăn dây khoai lang. “Nghề nuôi bò khoẻ hơn so với chăn nuôi heo, chi phí không cao, khoẻ chăm sóc và không lo dịch bệnh mà giá thành không sợ bị hạ thấp nữa”, anh Hải nói.
Chị Néang Sambo, Chủ tịch UBND xã Núi Tô cho biết, không riêng địa phương mà các xã, thị trấn khác của huyện Tri Tôn cũng ồ ạt trồng cỏ hoặc bắp để nuôi bò. Con bò vốn gắn với bà con Khmer từ lâu đời, giờ nuôi hiệu quả cao nên ai cũng thích, nhà nào ít cũng 3 con nên việc trồng cỏ nuôi bò là không lạ.
Song song với việc trồng cỏ nuôi bò của nhiều nông dân thì ở An Giang, mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò (gọi là 2B) liên kết giữa Cty CP Rau quả thực phẩm An Giang và bà con ở Chợ Mới, Châu Phú, Tịnh Biên và Tri Tôn thực hiện khá hiệu quả.
Related news

Tuy đã thắng thầu toàn bộ 800 ngàn tấn gạo XK sang Philippines từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, nhưng đến giờ này, nhìn chung XK gạo chính ngạch của nước ta vẫn đang tiếp tục gặp những khó khăn lớn về mặt thị trường.

Theo ghi nhận, hiện chỉ duy nhất tỉnh Bạc Liêu có nhiều cơ sở sản xuất tôm giống quy mô lớn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thả nuôi của nông dân. Còn lại hầu hết các địa phương như: TP.HCM, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… đều thiếu con giống trầm trọng, phải trông chờ vào nguồn giống nhập từ nơi khác về, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), trong 2 ngày qua đã có hơn 25ha tôm nuôi bị chết do sốc nước. Phần lớn trong số này, tôm được thả nuôi theo phương pháp hồ hở, tập trung ở các xã An Cư, An Hòa và An Hiệp, nơi có nhiều đợt mưa lớn xảy ra trong các ngày 11 và 12/5.

Sen Tịnh Tâm trồng trong kinh thành Huế để phục vụ ẩm thực cho vua và hoàng cung. Mặc dù đã có thương hiệu và có nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên người trồng sen ở Tịnh Tâm (Huế) hiện nay đã mất dần niềm tin với nghề khi hiệu quả sản xuất lẫn thu nhập không còn như trước đây.

Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần giao dịch toàn cầu, điều quan trọng hơn là vai trò và vị trí ngành hồ tiêu Việt Nam từng bước được nâng cao khi các nước bắt đầu lấy giá bán của Việt Nam để tham khảo. Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới - IPC đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia, quốc gia có lượng hồ tiêu nhiều nhất trước đây, sang Việt Nam.