Dưa Hấu VietGAP Cho Năng Suất 30 - 33 Tấn/ha
Ngày 2.7, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả thí điểm mô hình sản xuất dưa hấu VietGAP tại thôn Thành Mỹ, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh.
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư, sau 2 năm triển khai cho 12 hộ sản xuất thí điểm cho thấy sản phẩm dưa hấu đạt chất lượng tốt cả về hình thức lẫn độ an toàn; năng suất của mô hình bình quân đạt từ 30 - 33 tấn/ha, cao hơn 4 - 5 tấn/ha so với sản suất thông thường; lợi nhuận đem lại cao gấp 1,3 lần so với ruộng đại trà, cao gấp 4 - 5 lần so với sản xuất lúa nước; lãi ròng trung bình thu được 6 - 8 triệu đồng/sào.
Theo đánh giá của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường 2 (Đà Nẵng), sản phẩm dưa hấu theo hướng VietGAP đạt yêu cầu an toàn, các chỉ tiêu đánh giá (gồm 11 chỉ tiêu của một số vi sinh vật và hóa chất gây hại trong sản phẩm rau quả…) đều dưới mức giới hạn tối đa hoặc không phát hiện.
Có thể bạn quan tâm
Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) là 1 trong 7 loài tôm hùm phân bố ở vùng biển Việt Nam. Với những ưu điểm nổi trội như tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao so với các loài khác, tôm hùm bông là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả cao cho nhiều người dân khu vực ven biển miền trung. Cho đến nay, công nghệ nuôi tôm hùm lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao chỉ có ở Việt Nam, mà ở đó con giống được khai thác từ tự nhiên.
Do nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn, được sự tuyên truyền, vận động và hỗ trợ của chính quyền, ngành chuyên môn, nhiều hộ ở Vĩnh Long đã chuyển đổi đối tượng và mô hình nuôi, quay sang nuôi thủy đặc sản và nuôi thủy sản nội địa.
Tại hội thảo “Phát triển tôm hùm bền vững khu vực miền Trung” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP. Nha Trang mới đây, nhiều đại biểu cho rằng nếu không giải quyết được những tồn tại hiện nay để nâng cao sức cạnh tranh, giá trị và thương hiệu tôm hùm nước ta sẽ bị thu hẹp dần.
Trong 7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Châu phi đã đạt 525.896 tấn gạo, chiếm 15,93% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt nam ra Thế giới, tăng 52,03% so với năm 2014.
Anh Sa Lê (người dân tộc Chăm ở xóm Chăm Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành) là người đầu tiên ở An Giang thành công với mô hình nuôi le le.