Trên 55% mẫu tôm giống bị nhiễm bệnh còi

Theo kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y Kiên Giang, trong 150 mẫu tôm giống (gồm xét nghiệm miễn phí cho dân nuôi quảng canh, làm dịch vụ và giám sát dịch bệnh), phát hiện có 83 mẫu nhiễm bệnh còi (MBV), chiếm 55,3%; 11 mẫu đốm trắng (WSD); 2 mẫu hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và 4 mẫu chẩn đoán hoại tử cơ nhưng chưa rõ nguyên nhân.
Điều đáng lưu ý là nhiều mẫu bị nhiễm bệnh còi thuộc các lô tôm giống đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch tại nơi xuất đi.
Để đảm bảo chất lượng nguồn tôm giống, ngay từ đầu vụ nuôi, Chi cục đã thành lập Đoàn thanh tra, kiểm dịch tôm giống và gia súc, gia cầm, bao gồm 3 Tổ kiểm dịch khâu lưu thông đặt tại các huyện An Biên, Vĩnh Thuận và Kiên Lương.
Qua đó, đã phúc kiểm trên tỷ con tôm giống nhập vào tỉnh, gồm cả tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Đồng thời, lập biên bản xử phạt vi phạm về vận chuyển giống thủy sản, sản phẩm động vật với số tiền gần 100 triệu đồng.
Đoàn cũng tiến hành tiêu hủy 120.000 con tôm sú giống không xác định được chủ hàng.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi khảo sát giá bán thịt gà tại Mỹ, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ khẳng định: Giá đùi gà Mỹ bán tại Việt Nam đã bị phá giá tới 30%! Hiệp hội đang chuẩn bị hồ sơ để chính thức tiến hành vụ kiện này.
Đề án phát triển sâm Ngọc Linh vừa được Chính phủ phê duyệt với số vốn lên đến 9.000 tỷ đồng, đang tạo ra kỳ vọng cho phát triển cây dược liệu quý này, đem lại thu nhập bền vững cho người dân.

Do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El Nino, Indonesia muốn nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan trong thời gian từ tháng 11-2015 cho tới tháng 1-2016.

Theo Bộ NN&PTNT, trên 20 ha nhãn lồng Hưng Yên đạt tiêu chuẩnVietGap được cấp mã vùng xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong tháng 9 này.

Sau thời gian dài lỗ triền miên từ con giống đến chăn nuôi thương phẩm, đặc biệt khi thông tin thịt gà công nghiệp của Mỹ được bán tại Việt Nam với giá chỉ 1 USD đã đẩy ngành chăn nuôi gà trắng đến ngưỡng... đóng cửa.