Dưa Hấu, Mía Đầu Mùa Được Giá
Những ngày qua, nông dân trồng mía, dưa hấu ở Hậu Giang rất phấn khởi bởi sản phẩm làm ra vừa trúng mùa, vừa được giá cao, lợi nhuận thu về hàng chục triệu đồng/ha, đặc biệt diện tích trồng dưa hấu trái vụ cho lãi khoảng 150 triệu đồng/ha.
Hiện toàn tỉnh Hậu Giang đã thu hoạch được hơn 1.500 ha mía, năng suất đạt từ 100-115 tấn/ha, tập trung ở các huyện đầu nguồn mùa lũ Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy. Hiện thương lái mua mía nguyên liệu tại rẫy có giá từ 850-900 đồng/kg, tăng gần 100 đồng/kg so vụ trước.
Giá mía tăng một phần do đầu vụ, mặt khác chữ đường vụ này đạt cao, dao động từ 10,5 đến 11 chữ đường, tăng gần 1 chữ đường so với vụ trước. Với giá mía hiện tại, những diện tích đạt năng suất 100 tấn/ha sẽ có lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng, còn năng suất từ 120-200 tấn/ha thì mức lợi nhuận có thể đạt từ 30-60 triệu đồng.
Nhiều người trồng mía địa phương cho biết: vụ mía này đạt năng suất, chữ đường cao là nhờ chính sách bao tiêu sản phẩm của nhà nước, khi đầu ra được bao tiêu, người dân yên tâm chăm sóc, mở rộng đầu tư. Với mức lợi nhuận này, được xem đây là một trong những vụ mía nông dân tỉnh này có lãi cao nhất.
Hơn nữa, vụ mía 2014 - 2015, phần lớn diện tích đã được các nhà máy, doanh nghiệp ký bao tiêu sản phẩm đầu ra. Cùng với đó, vụ mía này các nhà máy đường vào vụ ép sớm hơn mọi năm, nông dân không còn lo lắng thu hoạch mía chạy lũ, sợ ngập úng, bị thương lái ép giá như những vụ trước.
Cùng niềm vui đó, người trồng dưa hấu trái vụ ở tỉnh này cũng rất phấn khởi. Hiện giá dưa hấu loại không hạt được thương lái thu mua 8.000 đồng/kg, cao hơn 3.000 đồng/kg so với vụ thường. Ngoài giá cao, năng suất dưa vụ này cũng đạt từ 4,5 - 5 tấn/ha, cao hơn vụ trước 1,5 tấn/ha.
Với giá cả và năng suất hiện tại, mỗi héc ta dưa hấu nông dân thu lãi khoảng 150 triệu đồng, đây là mức lãi cao đối với người trồng dưa hấu ở tỉnh này. Tuy nhiên, theo các địa phương, do đây là vụ dưa trái vụ, nên diện tích, sản lượng không nhiều, chủ yếu sản xuất ở những khu vực đủ điều kiện, vùng đất cao, không bị ngập lũ.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 17/09/2015, tại Nha Trang Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa đã phối hợp với Tổng cục Thủy sản tổ chức hội nghị “Ban chỉ đạo áp dụng quy phạm nuôi trồng thủy sản VietGAP”.
Vừa qua, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN) đã tổ chức lễ công bố mới trại chăn nuôi Gò Sao 1 tại thôn Nam Hà, xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đưa trại chăn nuôi Gò Sao 1 - VISSAN chính thức đi vào hoạt động.
Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên vật nuôi được kiểm soát nên người chăn nuôi an tâm đầu tư phát triển đàn.
Đến thôn Đồng Xe, xã Quyết Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nhắc đến chị Nông Thị Viên, sinh năm 1983, mọi người trong thôn đều kể về chị với sự cảm phục - tấm gương giàu nghị lực, vượt khó vươn lên làm giàu từ chăn nuôi.
Trong số đó hầu hết các hộ đã có chuồng tạm nhưng vẫn còn 6.572 hộ (chiếm 11% tổng số hộ chăn nuôi) chưa có chuồng cho gia súc. Như vậy, sẽ có khoảng 60.000 con gia súc chưa được đảm bảo chống rét trong mùa đông năm nay.