Đưa điện ra đồng sản xuất hành, tỏi

Người tiên phong đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất hành, tỏi ở Lý Sơn là anh Nguyễn Quảng, ở thôn Tây, xã An Vĩnh.
Cuối năm 2014, anh Quảng đã mạnh dạn đầu tư khoảng 40 triệu đồng mua 700m dây cáp điện và đúc gần 20 trụ bê tông để kéo dây, lắp đặt công tơ điện ra đồng nhằm phục vụ tưới tiêu cho 10 sào hành, tỏi của gia đình.
Trước đây, việc tưới tiêu cho hành, tỏi đều phụ thuộc vào máy dầu diezen, nên mỗi tháng anh Quảng chi phí khoảng 6 triệu đồng để mua nhiên liệu.
Còn nay, với việc tưới bằng máy bơm từ nguồn điện lưới quốc gia, mỗi tháng anh Quảng chỉ chi trả trên 1 triệu đồng tiền điện, tính ra mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 5 triệu đồng.
Anh Quảng phấn khởi nói:
“Từ khi đưa điện lưới ra đồng, mỗi vụ hành, tỏi gia đình tôi tiết kiệm được từ 15 – 20 triệu đồng mà công sức bỏ ra cũng giảm đáng kể”
Nhờ đưa điện lưới ra đồng phục vụ tưới tiêu, mỗi vụ hành tỏi nhiều hộ nông dân Lý Sơn đã tiết kiệm được cả chục triệu đồng.
Cũng như anh Quảng, đầu năm 2015, anh Phan Đình Nhựt, ở xã An Vĩnh, đã đưa điện ra đồng để phục vụ tưới cho hành, tỏi. Anh Nhựt cho biết, việc đưa điện ra đồng chỉ tốn chi phí xây dựng giai đoạn đầu, còn về lâu dài sẽ giảm thời gian, chi phí trong sản xuất, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế.
Nhờ ở gần cánh đồng hành tỏi, nên hiện mỗi tháng anh Nhựt chỉ tốn khoảng 500 nghìn tiền điện để tưới cho 3 sào hành tỏi. “Mỗi vụ hành tỏi gia đình đã tiết kiệm được trên 10 triệu đồng so với việc tưới bằng máy dầu như trước đây”-anh Nhựt nhẩm tính.
Với những nông dân sản xuất hành tỏi ở Lý Sơn, khi chưa có điện lưới quốc gia, việc tưới tiêu cho hành tỏi gặp nhiều khó khăn.
Nhiều hộ gia đình có điều kiện đã đầu tư máy nổ chạy dầu diezen nhưng chi phí lớn, lại phải cử người trực vận hành, điều tiết nước.
Còn bây giờ không cần chạy máy nổ nữa, cũng không cần trực máy để điều tiết nước như trước đây, chỉ cần bật cầu dao là nước sẽ tự động được bơm đến tận cánh đồng của mình, vừa đỡ tiền chi phí, vừa khỏe hơn nhiều”, lão nông Nguyễn Hoằng, ở xã An Hải, chia sẻ.
Lợi ích thấy rõ nên hiện nay nhiều nông dân trên đảo đã chủ động đưa điện lưới ra đồng để phục vụ tưới tiêu. Đồng hành với nông dân, bà Phạm Thị Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, nhằm tạo điều kiện để bà con nông dân Lý Sơn tiết kiệm chi phí trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, UBND huyện đã xây dựng dự án đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất.
Trước mắt, trong năm 2015, huyện sẽ kéo điện ra cánh đồng Sũng, xã An Vĩnh và đồng Sân bay, xã An Hải, với kinh phí thực hiện gần 1 tỷ đồng.
Sử dụng điện, tiết kiệm chục tỷ đồng
Nếu 345ha trồng hành, tỏi của huyện Lý Sơn đều chuyển sang áp dụng phương pháp đưa điện lưới ra đồng và lắp đặt hệ thống ống dẫn nước thì mỗi năm nông dân Lý Sơn có thể tiết kiệm được cả chục tỷ đồng từ việc tưới tiêu cho hành, tỏi.
Related news
Mưa kèm theo gió lớn hồi tuần qua làm nhiều ruộng lúa Hè Thu đến kỳ thu hoạch bị đổ ngã. Không chỉ ảnh hưởng năng suất, chất lượng mà giá bán cũng giảm theo. Nhiều nơi thương lái kỳ kèo, bỏ cọc, hạ giá mua lúa.
Tổng diện tích đất lúa trên toàn huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) là khoảng 9.000 ha nhưng diện tích thực thụ có cây lúa chỉ khoảng 2.300 ha. Điều này chứng tỏ phần lớn các loại cây trồng khác đang “sống nhờ” trên đất lúa, trong đó có cây nhãn và cao su.

Sáng ngày 1/7, anh Nguyễn Văn Dự (nhân viên Công ty trà Atiso Ngọc Duy, phường 12, Đà Lạt) không nhận ra vườn Atiso do mình trồng vì chỉ qua một đêm hơn 3.000 cây Atiso đã bị trộm nhổ sạch.

Cô Nguyễn Thị Thu (xã Long Điền B, Chợ Mới, An Giang) cho biết, giá nấm rơm hiện khá cao, từ 35.000 đến 40.000 đồng/kg. Trên diện tích 2.000m2 trồng nấm, mỗi ngày gia đình cô thu hoạch từ 250 – 300kg, trừ các khoản chi phí lãi gần 50 triệu đồng/vụ.

Nắng nóng kéo dài khiến các diện tích ngô của người dân ở các xã Tân Long, Kỳ Tân, Nghĩa Dũng huyện Tân Kỳ (Nghệ An) bị mất mùa nghiêm trọng, người dân buộc lòng phải bán tháo ngô cây để giảm bớt thiệt hại về kinh tế.