Dưa chuột lông hiếm hoi thoạt nhìn ngỡ chôm chôm
Dưa chuột lông có tên khoa học là Cucumis Dipsaceus. Nhìn xa trông chúng giống như những trái chôm chôm, thậm chí có một số người còn cho rằng, trông chúng thực sự giống những con nhím đang xù lông.
Là một trong những giống dưa chuột hiếm ở Nam Phi, dưa chuột lông Cucumis Dipsaceus được dùng chủ yếu để làm cảnh.
Đặc biệt khác với các loại dưa chuột thông thường khác, lá của loài dưa chuột đặc biệt này được các bà nội trợ ở Nam Phi biết đến như một loại rau xanh thông dụng. Khi ăn lá của chúng có mùi vị giống như ăn rau chân vịt.
Cũng giống như các giống dưa chuột khác, dưa chuột lông cũng là cây thân leo, cây có thể phát triển tới chiều dài khoảng 3 mét.
Quả dưa chuột lông Cucumis Dipsaceus khi chưa chín có màu xanh và chuyển vàng khi đã chín.
Không chỉ dùng để làm cảnh mà dưa chuột lông cũng có thể dùng làm thức ăn như một loại rau kẹp vào bánh mỳ hoặc dùng để ướp dưa chuột muối. Ngoài ra, nước ép của chúng được dùng để thoa lên tóc nhằm ngăn ngừa rụng tóc.
Thứ trái cây dài lông này có chiều dài khoảng 3-5cm và đường kính khoảng 2,4cm.
Khí hậu ấm, ẩm và nhiều nắng rất thích hợp cho việc trồng cây dưa chuột lông. Khá "dễ tính" khi trồng được ở nhiều loại đất khác nhau, chúng được đánh giá là loại thân leo không cầu kỳ về điều kiện đất trồng.
Khi trồng dưa chuột Cucumis Dipsaceus, bạn nên thường xuyên thu hoạch chúng khi trái đã chín để chúng có thể ra quả được nhiều vụ trong năm.
Có thể bạn quan tâm
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết tính đến giữa tháng 6.2015, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh tăng mạnh 43% so với cùng kỳ năm trước.
Tại buổi tọa đàm“Phát triển sắn và bảo vệ rừng ở Việt Nam: Thực trạng và ý nghĩa về chính sách” vừa tổ chức mới đây ở Hà Nội, các đại biểu cho biết diện tích trồng sắn đã tăng đáng kể, trong đó chủ yếu là lấy từ đất đồi, rừng.
Sáng 24.7, tại TP.Tam Kỳ (Quảng Nam), Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp cùng Cục Chăn nuôi, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi ong mật bền vững, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.
Ở Tây Nguyên, tỷ lệ hộ nông dân sử dụng lân nung chảy Văn Điển bón cho cây hồ tiêu kinh doanh là khá cao, đạt tỷ lệ trung bình 72,0%, trong đó tỉnh Gia Lai có tỷ lệ hộ nông dân sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển bón cho hồ tiêu kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình là 77,1 %; ở Đăk Nông 66,8%.
Theo nhu cầu sinh lý nước của cây ngô, ngô cần ít nước ở thời kỳ sinh trưởng đầu và cần rất nhiều nước khi bắt đầu phân hóa cờ cho đến khi chín sữa. Nhưng nhìn chung, qua từng thời kỳ sinh trưởng, đảm bảo được nhu cầu độ ẩm đất thích hợp sẽ giúp cây ngô đạt năng suất cao.