Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây

Cùng với cây mắc ca, huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) cũng đã triển khai mô hình thí điểm nuôi cá tầm. Đây là mô hình đầu tiên của Quảng Ngãi với vật nuôi này.
Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình ở tại đồi núi Mang He, xã Sơn Bua, ông Trần Quí - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết: Đến thời điểm này, con giống đã được thả gần 1 tháng. Tuy còn quá sớm và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác để nói đến việc thành, bại, nhưng qua kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ban đầu và thực tế nuôi, tôi tin rằng sẽ mô hình này sẽ thành công.
Được biết sau một thời gian tìm hiểu, đánh giá và so sánh khá kỹ nguồn nước, điều kiện khí hậu của địa phương..., chính quyền Sơn Tây đã quyết định triển khai mô hình nuôi cá tầm, với tổng kinh phí trên 300 triệu đồng. Theo đó trên diện tích ao nuôi thí điểm 100m2 ở chân núi Mang He, Trạm Khuyến nông huyện thả khoảng 500 con cá tầm giống, với trọng lượng 70g/con, do Công ty liên doanh Việt-Nga có trụ sở tại TP.Hồ Chí Minh cung cấp. Sau khi thả vài ngày thì có khoảng 3-5 con bị chết vì vận chuyển xa, còn lại đến nay số còn lại phát triển rất tốt.
Ông Quí cho biết: So với số tỉnh lân cận đã nuôi thì Sơn Tây được các chuyên gia Nga đánh giá cao hơn về điều kiện khí hậu để nuôi cá tầm. Đặc biệt là nguồn nước, một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định đến vật nuôi này. Bởi lẽ, ngoài chưa bao giờ bị cạn kiệt, nhiệt độ nước duy trì trong hồ nuôi được đưa về từ suối Mang He ở mọi thời điểm trong năm luôn nằm mức lý tưởng nhất là 18-23 độ.
Theo tính toán, với những ưu điểm này, chỉ trong thời gian nuôi khoảng 8 tháng, cá tầm sẽ đạt trọng lượng từ 2,5-3kg/con. Với giá bán trên thị trường hiện nay khoảng 400.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoảng chi phí thì ước tính lợi nhuận trên 200 triệu đồng.
Theo ông Quí, sở dĩ chọn vật nuôi này là bởi nhu cầu tiêu thụ cá tầm trên thị trường rất lớn. Bên cạnh đó, cá ít bệnh và kỹ thuật nuôi không quá khó. Còn nguồn thức ăn là những thứ bán sẵn trên thị trường địa phương như cám tổng hợp, cá vụn và có thể tự làm tại chỗ như trùn quế... Việc đầu tư chỉ tốn kém ở lần đầu (đào hồ nuôi), còn sau đó rất ít. “Sau khi mô hình nuôi cá tầm có hiệu quả, chúng tôi sẽ tiến hành triển khai, nhân rộng cho người dân” - ông Quí cho biết.
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/ngon-sach-la/dua-ca-tam-len-huyen-mien-nui-son-tay-508745.html
Có thể bạn quan tâm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2014 của Khánh Hòa đạt 466 triệu USD, vượt 0,2% so với kế hoạch và tăng 0,4 % so với năm 2013. Như vậy, dù bị tác động của nhiều yếu tố khó khăn, bất lợi từ suy thoái kinh tế thế giới nhưng xuất khẩu thuỷ sản của Khánh Hòa vẫn hoàn thành kế hoạch tăng trưởng đã đặt ra.

Sáng sớm tinh mơ, tại cảng cá Tịnh Kỳ, nhiều tàu đánh bắt cá cơm tấp nập vào bến bán cá. Cá vừa được ngư dân bủa lưới trong đêm nên rất tươi ngon. Chuyện thỏa thuận giá cả giữa thương lái với chủ tàu cũng diễn ra suôn sẻ. Chủ tàu Trần Tấn Thành, ngụ thôn An Vĩnh cho biết: “Năm nay cá cơm tương đối nhiều.

Mặc dù không nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh Cà Mau, nhưng thời gian qua diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Thới Bình phát triển nhanh cả về quy mô và diện tích. Huyện Thới Bình đã trình UBND tỉnh đưa nuôi tôm công nghiệp vào quy hoạch để thuận lợi trong quản lý và phát triển.

Vào ngày cuối cùng của năm, 31/12/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP thống nhất chưa thực hiện các quy định tại điểm b và điểm c Khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 36/2014/NĐ-CP (NĐ 36) với sản phẩm cá tra philê XK là: phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh và tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng phải phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, các trường hợp khác tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10% đến hết ngày 31/12/2015.

Giá dầu giảm sâu, giá hải sản giữ ổn định là động lực, niềm vui lớn để ngư dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đưa tàu vươn khơi bám biển. Với những điều kiện thuận lợi trên, ngành nông nghiệp dự báo khai thác thủy sản sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng trong thời gian tới.