Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dự Án Trồng Rừng KfW6 Tại Bình Định: 15.000 Hộ Dân Có Sinh Kế

Dự Án Trồng Rừng KfW6 Tại Bình Định: 15.000 Hộ Dân Có Sinh Kế
Ngày đăng: 14/06/2012

Dự án Khôi phục và quản lý rừng bền vững (còn gọi là Dự án KfW6) do Chính phủ Đức hỗ trợ vốn được triển khai tại Bình Định từ năm 2006. Đến nay dự án đã cho hiệu quả khả quan...

Bình Định là 1 trong 4 tỉnh của khu vực miền Trung được chọn tham gia thực hiện Dự án KfW6. Mục tiêu của dự án nhằm khôi phục và quản lý bền vững các diện tích rừng ở những nơi có nguy cơ bị đe dọa về sinh thái; quản lý bền vững rừng thứ sinh, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, tạo việc làm cho người dân.

Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn Hầm Hô trên địa bàn xã Tây Phú (Tây Sơn) được quản lý, bảo vệ khá tốt.

Tổng kinh phí đầu tư cho dự án này là 12,3 triệu Euro, trong đó vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Đức là 9,715 triệu Euro. Thời gian thực hiện dự án trong 9 năm, từ 2005-2013, trong đó 6 năm đầu tổ chức trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ và 3 năm hậu dự án.

Để triển khai dự án, Bình Định đã đăng ký khôi phục và quản lý bền vững khoảng 22.700ha rừng ở những nơi có nguy cơ bị đe dọa về môi trường sinh thái và quản lý bền vững khoảng 10.000ha rừng thứ sinh, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; đồng thời tạo việc làm ổn định cho khoảng 15.000 hộ nông dân, đảm bảo thu nhập thường xuyên thông qua việc khai thác các sản phẩm dưới tán rừng.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 3 huyện tham gia Dự án KfW6 là Hoài Nhơn, Hoài Ân và Tây Sơn. Trong các năm từ 2006 - 2011, tổng diện tích rừng dự án được thực hiện là 11.362ha. Tổng nguồn vốn đã đầu tư cho dự án là 61 tỷ đồng, trong đó vốn của Chính phủ Đức hỗ trợ 49 tỷ đồng, chiếm 80,3%; vốn đối ứng của tỉnh hơn 12,65 tỷ đồng, chiếm 19,7%.

Ông Nguyễn Thế Dũng- Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp, kiêm Giám đốc Ban Quản lý Dự án KfW6 Bình Định cho biết: “Ngay từ khi triển khai thực hiện dự án, chúng tôi đã đưa vào trồng nhiều giống cây lâm nghiệp phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng tại địa phương, có giá trị kinh tế cao như cây sao đen, lim xanh, keo lai, keo lá tràm, mây nếp, dầu rái, dó trầm, xoan ta, bời lời… để trồng xen ghép trong rừng phòng hộ. Nhờ đó, các huyện tham gia dự án đã có những cánh rừng đa dạng sinh học, vừa góp phần phòng hộ đầu nguồn vừa giúp cho người dân có thu nhập ổn định”.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả mô hình nuôi gà lai ở Sóc Trăng Hiệu quả mô hình nuôi gà lai ở Sóc Trăng

Những năm gần đây, mô hình nuôi gà thả vườn đã đem lại nguồn thu cho nhiều hộ chăn nuôi; Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao, việc chọn con giống tốt và cải tiến phương pháp chăn nuôi là rất quan trọng.

03/07/2015
Trại chăn nuôi heo giống hiện đại nhất Đông Nam Á Trại chăn nuôi heo giống hiện đại nhất Đông Nam Á

Đầu tư xây dựng 5 năm với tổng diện tích 99 ha, tuy chưa hoàn thiện nhưng trại chăn nuôi heo giống cấp 1 của Công ty TNHH chăn nuôi Lộc Phát 2 liên kết với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam ở ấp 7, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước) xứng danh trại heo giống hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á hiện nay…

03/07/2015
Trở lại bãi vàng nghêu Trở lại bãi vàng nghêu

Chót cùng mảnh đất cực Nam Tổ quốc có bãi cát ven biển (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), trải dài từ ấp Khai Long qua Rạch Thọ, Rạch Tàu Đông đến Kinh Đào Tây. Nơi đây xuất hiện nguồn nghêu giống tự nhiên gần chục năm qua, giúp người nghèo địa phương có thêm sinh kế và thu nhập nhờ nghề cào nghêu bán giống.

03/07/2015
Đồng Tháp tiêu hủy 70kg tôm ngậm hóa chất Đồng Tháp tiêu hủy 70kg tôm ngậm hóa chất

Chiều ngày 30/6/2015, Công an huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) cho biết, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy vừa bắt quả tang Trần Thanh Hoàng (SN 1966, ngụ khóm 1, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười), đang vận chuyển 70kg tôm sú ướp lạnh có chứa tạp chất mang đi tiêu thụ.

03/07/2015
Xã Đại An (Trà Vinh) thu hoạch được 2.415 tấn cá lóc Xã Đại An (Trà Vinh) thu hoạch được 2.415 tấn cá lóc

Tính đến nay, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có 150 lượt hộ thả nuôi cá lóc, số lượng 8,346 triệu con giống trên diện tích mặt nước 15,98ha, song song đó, có 181 lượt hộ thu hoạch với sản lượng 2.415 tấn.

03/07/2015