Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Dự án Gieo hạt giống cho sự thay đổi tác động tích cực đến tập quán canh tác và hiệu quả sản xuất

Dự án Gieo hạt giống cho sự thay đổi tác động tích cực đến tập quán canh tác và hiệu quả sản xuất
Tác giả: PHẠM TIẾN SỸ
Ngày đăng: 21/12/2015

Theo đánh giá của ngành chức năng, DA đã tác động tích cực đến tập quán canh tác của nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái.

Hiệu quả tích cực

Trong khuôn khổ dự án, từ vụ Đông Xuân (ĐX) 2012-2013, ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất thâm canh lúa cải tiến tại 2 xã Phước Sơn (Tuy Phước) và Tây An (Tây Sơn), diện tích hơn 87,5 ha để chuyển giao kỹ thuật cho 534 nông hộ trực tiếp tham gia.

Các mùa vụ tiếp theo, DA tiếp tục duy trì tại 2 xã Phước Sơn, Tây An và mở rộng thêm các xã Tây Vinh, Bình Tường (Tây Sơn); Phước Hưng (Tuy Phước); Cát Hanh (Phù Cát); Hoài Mỹ, Hoài Đức (Hoài Nhơn) với 11.471 nông dân trực tiếp tham gia sản xuất  trên diện tích 1.797 ha.

Bà Trần Thị Xuân, xã viên HTXNN Phước Hưng, người trực tiếp tham gia mô hình SRI - cho biết: Trước đây, chúng tôi thường làm đất, ngâm ủ giống theo thói quen và gieo sạ với mật độ 120 kg lúa giống/ha, nên khi cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách làm đất, ngâm ủ giống, gieo sạ hàng chỉ từ 3-4 kg lúa giống/sào (tương đương 60-80 kg lúa giống/ha) và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), bà con chúng tôi nghi ngờ về khả năng thành công của cách làm này.

Tuy vậy, qua thực tế tôi thấy áp dụng kỹ thuật sản xuất SRI đã giảm được chi phí đầu tư nhờ giảm lượng lúa giống, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), công chăm sóc, nước tưới.

Năng suất lúa đạt gần 4 tạ/sào, cao hơn trước gần 1 tạ/sào, lợi nhuận cao hơn 2,5 triệu đồng”.

Theo Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh, canh tác lúa cải tiến SRI là phương pháp sản xuất lúa gạo tiên tiến, hiệu quả, thân thiện với môi trường; tăng sản lượng lúa; giảm thiểu lượng nước tưới, giống, phân bón, thuốc trừ dịch hại và công lao động; đồng thời giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

Qua 5 mùa vụ sản xuất cho thấy, phương pháp SRI đã giúp nông dân giảm từ 25-30% lượng nước tưới, 40% lượng lúa giống; hạn chế tối đa lượng phân hóa học, thuốc BVTV và thời gian chăm sóc; lợi nhuận tăng từ 25-35% so với phương pháp sản xuất truyền thống.

Trong khuôn khổ DA, ngành Nông nghiệp tỉnh đã hướng dẫn các HTXNN Cát Hanh (Phù Cát), Tây An (Tây Sơn), Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) xây dựng kế hoạch kinh doanh, kết nối và ký hợp đồng với doanh nghiệp thu mua 2.364 tấn lúatheo DA SRI cho bà con xã viên.

DA còn hỗ trợ đào tạo tập huấn cho khuyến nông viên các xã tham gia DA về quản lý phế phụ phẩm nông nghiệp; hỗ trợ và hướng dẫn HTXNN Phước Hưng và xã Hoài Mỹ 2 máy cuốn rơm, giúp các HTX tăng thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ tiền bán rơm cuộn, hạn chế tình trạng đốt rơm rạ trên đồng, góp phần giúp các địa phương đảm bảo tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, DA còn hỗ trợ nhiều hộ dân ở xã Phước Hưng; Nhơn An (thị xã An Nhơn) thực hiện mô hình trồng nấm rơm bằng rơm cuộn đem lại thu nhập cao.

Tiếp tục duy trì DA SRI

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT và SNV, DA SRI đã tác động tích cực tới tập quán canh tác, thu nhập của nông dân.

Mối liên kết của nông dân được tăng cường thông qua việc hình thành các nhóm nông dân cùng tham gia, chia sẻ các tiến bộ kỹ thuật và kỹ năng hạch toán kinh tế, giúp họ quản lý kinh tế gia đình tốt hơn.

DA từng bước tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gạo sạch SRI; tăng nguồn thu cho các doanh nghiệp, HTX và xã viên, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trong tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, việc duy trì và phát triển DA nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo hiệu quả sản xuất là việc làm cần thiết.

Ông Nguyễn Văn Trượng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Sở NN&PTNT sẽ xây dựng kế hoạch, lồng ghép phương pháp SRI vào các chương trình đề án liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững gắn với ứng phó BĐKH.

Trong đó, tập trung chuyển giao quy trình thâm canh lúa cải tiến vào sản xuất lúa thông qua các mô hình khuyến nông, chương trình cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng lớn và thông qua DA cacbon thấp; quản lý nước tiết kiệm.

Sở sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về kỹ thuật SRI và hiệu quả từ việc ứng dụng SRI tại các địa phương trên địa bàn tỉnh để nông dân biết và áp dụng.

Mở rộng mô hình kết nối thị trường giữa nông dân sản xuất lúa gạo SRI với các HTX và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Trượng, Sở NN&PTNT sẽ mở rộng phân phối gạo SRI thông qua các cửa hàng bán gạo, siêu thị trên địa bàn TP Quy Nhơn, Tuy Phước, An Nhơn.

Nhân rộng phương thức dùng máy cuốn rơm để thu gom rơm ở những vùng sản xuất lúa tập trung trên địa bàn tỉnh.

Đề nghị UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ công tác chỉ đạo, tập huấn nhân rộng SRI.

Đề nghị Tổ chức SNV tiếp tục hỗ trợ tỉnh thực hiện pha 2 của DA, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phần hạn chế thiệt hại do BĐKH.

Thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình, chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, từng bước hình thành các vùng sản xuất lúa và nông sản hàng hóa, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, nông dân vẫn còn có thói quen sạ dày, giữ nước thường xuyên trong ruộng, đốt rơm rạ sau thu hoạch, sử dụng phân bón, thuốc BVTV không hợp lý, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường.

Nhằm giúp tỉnh ta khắc phục hạn chế nói trên, từ năm 2012-2015, Chính phủ Úc đã tài trợ kinh phí, Tổ chức SNV và Sở NN&PTNT thực hiện DA Gieo hạt giống cho sự thay đổi - Thích ứng với BÐKH dựa vào cộng đồng thông qua sản xuất lúa gạo bền vững, bước đầu cho hiệu quả cao so với cách sản xuất thông thường của nông dân. 


Có thể bạn quan tâm

Thực Hiện Lộ Trình Bắt Buộc Áp Dụng GAP Trong Trồng Trọt Thực Hiện Lộ Trình Bắt Buộc Áp Dụng GAP Trong Trồng Trọt

Việc áp dụng rộng rãi thực hành nông nghiệp tốt GAP trong sản xuất trồng trọt được xác định là một giải pháp chủ yếu quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành trồng trọt.

20/03/2014
Sức ép cho ngành trồng trọt Sức ép cho ngành trồng trọt

Diễn biến thời tiết bất thường, lũ xuất hiện trái mùa xảy ra cuối tháng 3 vừa qua khiến nông dân dọc vùng sông Vu Gia - Thu Bồn thiệt hại về hoa màu không nhỏ. Chính điều này, buộc ngành trồng trọt phải cơ cấu lại sản xuất, dần bỏ thói quen canh tác theo… kinh nghiệm.

21/05/2015
Xử lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt phải có biện pháp mạnh Xử lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt phải có biện pháp mạnh

Trước tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cũng như việc rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu: cần phải có những giải pháp mạnh tay nhằm xử lý dứt điểm tình trạng này.

26/11/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.