Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đột Phá Bằng Sen - Cá

Đột Phá Bằng Sen - Cá
Ngày đăng: 11/07/2012

Mặc dù có đến 3,5ha ruộng lúa nhưng những năm trước gia đình ông Hồ Văn Thăng ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế vẫn rất khó khăn. Theo ông Thăng, nguyên nhân bởi toàn bộ diện tích ruộng này đều bạc màu, sản xuất không hiệu quả. Nhưng từ năm 2006 đến nay, sau khi chuyển đổi số ruộng trên sang trồng sen kết hợp nuôi cá, kinh tế gia đình ông lên như diều gặp gió.

Ông Thăng cho biết, hàng năm, cứ đầu tháng 2 dương lịch, ông vào Đà Nẵng mua 1.500 giống sen với giá 18 triệu đồng để trồng trên 3,5ha đất ruộng. Bên cạnh đó, ông tận dụng mặt nước nơi trồng sen thả nuôi 10 vạn con cá các loại. Chỉ sau hơn 3 tháng chăm sóc, diện tích sen của gia đình đã cho thu hoạch. Vụ sen năm nay, với giá 1kg hạt sen tươi khoảng 30.000 đồng, thì mỗi ha sen, gia đình ông lãi ròng trên 50 triệu đồng.

Sau khi thu hoạch sen xong, gia đình ông sẽ bắt tay vào thu hoạch khoảng 35 vạn con cá các loại. Theo tính toán của ông Thăng, năm nay, gia đình ông sẽ lãi ròng từ 250-300 triệu đồng từ mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá này. "Trồng sen kết hợp nuôi cá, tiền đầu tư và công sức bỏ ra không nhiều nhưng lại cho thu nhập cao. Mô hình này đã tạo nên một bước ngoặt trong làm ăn và thu nhập của gia đình tui" - ông Thăng chia sẻ.

Không chỉ gia đình ông Thăng, trên địa bàn xã Phong An hiện có 16 hộ tận dụng các ao, hồ, đầm, bàu và chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen kết hợp nuôi cá, nuôi vịt. Tất cả những hộ này đều thu nhập cao và ổn định.

Ông Nguyễn Đôn - Phó Chủ tịch UBND xã Phong An cho biết, mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá trên địa bàn xã đưa lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa và các cây trồng, vật nuôi khác."Chúng tôi đang khuyến khích bà con mạnh dạn chuyển những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen kết hợp nuôi cá. Mô hình này thực sự là đòn bẩy để nông dân trên địa bàn vươn lên làm giàu" - ông Đôn phấn khởi.

Mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá đã và đang đưa lại thu nhập cao cho nhiều hộ ở huyện Phong Điền. Nhiều hộ lãi ròng 250-300 triệu đồng mỗi năm từ mô hình này.

Có thể bạn quan tâm

Nông dân vùng cao dự trữ thức ăn cho đàn gia súc Nông dân vùng cao dự trữ thức ăn cho đàn gia súc

Lo cho “đầu cơ nghiệp” của mình bị thiếu thức ăn khi mùa đông đến, sau khi thu hoạch lúa, đồng bào vùng cao chủ động lấy rơm khô về dự trữ cho trâu, bò. Đây là nguồn thức ăn quan trọng thay thế cho cỏ tươi trong mùa rét.

14/10/2015
Giá lúa tăng trở lại Giá lúa tăng trở lại

Thị trường lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mấy ngày qua đã sôi động trở lại. Đây là tín hiệu tốt, sau khi Việt Nam ký được khoảng 1 triệu tấn gạo theo một hợp đồng tập trung và trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippines.

14/10/2015
Nuôi cá biển tiềm năng bị bỏ ngỏ Nuôi cá biển tiềm năng bị bỏ ngỏ

Thế thượng phong của tôm, cá tra, cá basa đã làm lu mờ vị thế của con cá biển, nhưng đây lại là một hướng đi đầy tiềm năng.

14/10/2015
Hội thảo 'Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới - Định hướng tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón Hội thảo 'Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới - Định hướng tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón

Mặc dù Bộ Công Thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón Việt Nam vẫn là một nền sản xuất tự phát.

14/10/2015
Tiềm năng xuất khẩu lớn của cá điêu hồng Tiềm năng xuất khẩu lớn của cá điêu hồng

Cá điêu hồng được Bộ Thủy sản xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Loài cá này có năng suất cao và mau lớn, thịt ngon nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

14/10/2015