Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dòng Tộc Làm Chè Sạch

Dòng Tộc Làm Chè Sạch
Ngày đăng: 05/03/2012

Ông Lê Thanh Sơn, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Đại Từ cho biết, mô hình được thực hiện từ chương trình hỗ trợ SX xây dựng NTM và chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh Thái Nguyên và đứng thứ 2 cả nước với 4.500 ha. 
Đây cũng được đánh giá là một trong vài vùng chè đặc sản trứ danh của Thái Nguyên. Xóm Khuôn Gà Vân Long được chọn để thực hiện mô hình bởi chè Khuôn Gà dù đã rất nổi tiếng về chất lượng nhưng cách thức SX cũng như giá trị sản phẩm của các hộ dân còn chênh lệch nhau rất nhiều. Mối quan hệ dòng tộc sẽ là điểm nhấn, là cơ sở để các hộ dân chia sẻ và giúp đỡ nhau thực hiện. 
Tháng 07/2011, từ 23 hộ dân Khuôn Gà đã qua chương trình đào tạo SX chè sạch, tổ SX chè an toàn theo dòng tộc được hình thành gồm những hộ có nguyện vọng và tự nguyện tham gia. Quy chế hoạt động được xây dựng. Tổ trưởng Hoàng Văn Thìn cho biết, tổ được chia thành 5 nhóm, các trưởng nhóm có trách nhiệm đôn đốc thành viên và kiểm tra chéo lẫn nhau. 
Theo đó, người dân đã phải thay đổi tư duy cũng như cách làm chè bằng kinh nghiệm truyền thống trước đây. Làm chè an toàn phải tuân thủ một quy trình nghiêm ngặt về cách trồng, chăm sóc và chế biến. Ông Thìn kể, việc bón phân phải cân đối để hạn chế dư lượng thuốc BVTV, khi thu hái không được để lâu chè sẽ bị ban, bị ôi; khi xao sấy không được để lẫn nước, tránh chè bị dập búp, việc bảo quản chè nguyên liệu cũng như chè thành phẩm phải đúng quy chuẩn... Để thực hiện các yêu cầu đó, tổ SX đã họp, bàn bạc và thống nhất, các thành viên tự góp vốn mua máy đóng gói, máy hút chân không để bảo quản chè. 
Được đánh giá như một chuyên gia về SX chè đặc sản, ông Bàng Thanh từng được tham gia đại hội thi đua toàn quốc, một thành viên của tổ SX chè an toàn cho biết, thông thường chè của gia đình ông có giá bán lúc nào cũng cao gấp 2, gấp 3 lần giá chè của bà con trong xóm. Theo ông, kết quả đó là nhờ ông luôn quan niệm lấy khoa học kỹ thuật làm khâu then chốt để áp dụng vào SX. 
Gia đình ông Bàng Quế có 0,5 ha chè nằm trong mô hình của tổ SX chè an toàn. Ông Quế cho biết, ông đã từng thấy nhãn hiệu chè Khuôn Gà được treo giới thiệu bán ở Hà Nội, ở Sài Gòn... vậy thì không lý do gì mà người dân lại không đồng lòng, đoàn kết để làm cho giá trị của sản phẩm chè của các hộ dân ở đây cao và bớt phần chênh lệch hơn. 
Tuy nhiên, có những hộ dân đã không ý thức được điều đó nên việc thực hiện quy chế cũng như quy trình SX không đảm bảo. Ông Quế nói: “Mua danh 3 vạn, bán danh 3 đồng” vì uy tín, vì lợi ích chung, không thể để “rầu nồi canh”, các nhóm và tổ SX đã buộc phải loại các hộ trên ra ngoài mô hình".

Gia đình ông Bàng Thanh tham gia vào tổ SX chè an toàn không chỉ đơn thuần là chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật SX mà quan trọng hơn là thế hệ con cháu sau này trên cơ sở uy tín dòng tộc mà phát huy thương hiệu đã được cha ông gây dựng nhiều năm. 
Sau 6 tháng thực hiện và đặc biệt là việc giành tới 3 cúp vàng tại Liên hoan trà Quốc tế Thái Nguyên- Việt Nam 2011, chè an toàn Khuôn Gà đã lên ngôi. Ông Bàng Chi, một thành viên của tổ SX khoe: "Đến gần Tết, các thành viên của tổ đã bán hết sạch chè. Nhiều hộ dân trước đây còn hoài nghi về hiệu quả mô hình thì nay đồng loạt làm đơn đề nghị xin gia nhập tổ SX. Tuy vậy, chúng tôi sẽ phải thẩm định kỹ càng về điều kiện SX như việc thực hiện các ô, các đường phân lô, vận chuyển trên nương chè cũng như phương tiện xao sấy, bảo quản... và đặc biệt là kỹ thuật làm chè có bảo đảm thì mới cho phép tham gia" - ông Chi nói. 
Chủ tịch Hội Nông dân xã Hùng Sơn, ông Nguyễn Văn Lợi đánh giá, hiện nay có nhiều nhóm làm chè an toàn, nhiều mô hình SX chè VietGAP song mô hình SX chè an toàn theo dòng tộc ở Hùng Sơn có sức lan toả lớn. Thực tế đó được chính đối tượng trung gian là những người thu mua, thương lái thẩm định. 
Nhiều hộ dân đã học tập để thay đổi cách nghĩ, cách làm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chè. Với 330 ha, người làm chè ở xã Hùng Sơn đang tiếp tục phát huy bền vững thương hiệu là vùng chè đặc sản của huyện Đại Từ cũng như của chè Thái Nguyên.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Mô Hình Nuôi Cá Nheo Triển Vọng Mô Hình Nuôi Cá Nheo

Sau 6 tháng nuôi, cá nheo cho thu hoạch với trọng lượng từ 1,5kg – 2kg/con, ao của gia đình cho thu hoạch khoảng 1.800kg cá thương phẩm, với giá thị trường 90 nghìn/kg như hiện nay trừ chi phí mỗi lứa cá cho thu lãi từ 50 – 60 triệu đồng, gấp 2-3 lần so với nuôi các giống cá truyền thống. Năm 2013, gia đình tôi tiếp tục mở rộng quy mô nuôi thả gần 2000 cá nheo giống – ông Lệnh rất vui cho biết thêm.

26/08/2013
Chăn Nuôi Gia Cầm An Toàn Chăn Nuôi Gia Cầm An Toàn

Đó là mô hình lý tưởng được nhiều nông dân tham gia, với hỗ trợ huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông An Giang và hệ thống Khuyến nông các cấp thông qua Dự án “Phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học giai đoạn 2011-2013”. Thực tế cho thấy, hiệu quả mang lại nhiều mặt cho người chăn nuôi và cả cộng đồng dân cư.

26/08/2013
Bắt Giữ Hơn 30.000 Con Giống Gia Cầm Nhập Lậu Bắt Giữ Hơn 30.000 Con Giống Gia Cầm Nhập Lậu

Vào lúc 4h20 ngày 22/8, tại thôn Cái Tăn, xã Cộng Hòa, Cẩm Phả, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP Cẩm Phả đã bắt giữ hơn 30.000 con giống gia cầm nhập lậu

26/08/2013
Những Vườn Ươm Ở Tiên Phước (Quảng Nam) Những Vườn Ươm Ở Tiên Phước (Quảng Nam)

Đầu mùa mưa, đi dọc những tuyến đường có vườn ươm cây giống tại huyện Tiên Phước (Quảng Nam), chúng tôi như bị hút mắt vào màu xanh non của những cây con và thú vị với hàng nghìn bầu đất được sắp xếp cạnh nhau nhìn giống như bề mặt của một tổ ong khổng lồ…

26/08/2013
Lúa Hè Thu Mất Mùa Và Mất Cả Giá Lúa Hè Thu Mất Mùa Và Mất Cả Giá

Hiện tượng đỏ hạt lúa, lem lép hạt và rầy nâu gây hại nghiêm trọng khiến vụ lúa hè thu 2013 ở Thừa Thiên Huế bị mất mùa. Nông dân điêu đứng khi lúa bị mất mùa cộng thêm mất giá.

26/08/2013