Chặt Điều - Điều Đáng Mừng (!)
Ông Nguyễn Xuân Hà ngụ tại ấp 6, xã Nha Bích, huyện Chơn Thành (Bình Phước) phân trần: Cả 1,2 ha điều 15 tuổi này bán củi chỉ được 20 triệu, nhưng cũng phải cưa vì điều vừa thất mùa lại vừa xuống giá; vụ vừa qua bán chỉ được 20 triệu, trừ chi phí còn chưa đầy 10 triệu.
SÔI NỔI "PHONG TRÀO" CHẶT ĐIỀU
Ông Hà chỉ là một trong rất nhiều hộ nông dân tỉnh này tham gia "phong trào" chặt điều trồng cao su. Bình Phước từng được coi là "thủ đô cây điều". Năm 2005 diện tích điều lên tới trên 180.000 ha, nhưng nay giảm còn 148.000 ha.
Theo thống kê, diện tích điều của cả nước năm 2011 chỉ còn 362.560 ha, giảm 77.340 ha so với 5 năm trước, trong đó vùng Đông Nam bộ có tốc độ giảm mạnh nhất; trong 5 năm đã có 55.870 ha đã được thay bằng cây trồng khác, vùng duyên hải Nam Trung bộ giảm 19.900 ha, vùng Tây Nguyên giảm 2.390 ha…
Không những giảm diện tích mà năng suất và sản lượng cũng giảm theo, năng suất bình quân giảm từ 1,1 tấn/ha xuống 0,91 tấn, sản lượng giảm từ 319.531 tấn xuống còn 301.370 tấn.
"Phong trào" chặt điều chuyển sang cây trồng khác mang lại âu lo cho một số người làm công tác quản lý Nhà nước, nhưng xét toàn diện thì đấy lại là điều đáng mừng. Ông Nguyễn Xuân Hà, người chặt điều được đề cập đầu bài viết này giải thích, trước đây ông trồng 1,2 ha điều vì không đủ tiền để trồng cao su còn nay thì trồng cao su lãi hơn nhiều và lại yên tâm vì giá cả ổn định hơn. Vậy là sau 15 năm, ông Hà và rất nhiều hộ nông dân khác đã có quyền lựa chọn, điều mà các gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo đều không có được diễm phúc đó.
Theo ông Nguyễn Văn Thỏa, Chủ tịch Hiệp hội điều Bình Phước, cây điều có tính lịch sử, 30 năm trước, trong hoàn cảnh cực khổ của toàn xã hội, người dân lựa chọn cây điều vì chỉ có nó mới giúp họ tay không mà trụ được trên vùng đất mới, nay hoàn cảnh kinh tế đã khá hơn, họ chuyển sang trồng cây khác là điều đáng mừng.
THỜI CƠ CHO NGÀNH ĐIỀU
Có nhiều nguyên nhân giải thích cho việc người dân chặt điều, nhưng nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là hiệu quả kinh tế thấp và bấp bênh của cây trồng này. Khảo sát của Phân viện Quy hoạch thiết kế Nông nghiệp miền Nam cho thấy vùng duyên hải miền Trung lợi nhuận của 1 ha bạch đàn đạt 11-12 triệu/năm, nhưng trồng điều chỉ đạt năng suất 0,5 tấn/ha, lợi nhuận 4 triệu/ha/năm. Vùng Đông Nam bộ, cây cao su mang lại lợi nhuận 85-100 triệu/ha/năm nhưng điều chỉ có năng suất 1 tấn/ha, đạt lợi nhuận 15 triệu/ha/năm.
Ngoài yếu tố khách quan, còn có các nguyên nhân chủ quan mà trước hết là do chưa có sự gắn kết giữa DN chế biến, xuất khẩu với người trồng điều. Hiện nay cả nước có đến 295 DN đầu mối chế biến và xuất khẩu điều, doanh số 2011 đạt tới 1,5 tỷ USD, dẫn đầu thế giới, nhưng không DN nào có vùng nguyên liệu, chuỗi giá trị phân phối bất bình đẳng mà người nông dân luôn thua thiệt và cuộc sống của người trồng điều vẫn chậm được cải thiện.
"Các địa phương trọng điểm cần đưa ra chính sách phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho cây điều mà không cần chờ dự án hay chính sách từ TƯ. Cần xây dựng vườn điều theo mô hình cánh đồng mẫu lớn như với cây lúa để tạo điều kiện cho DN tham gia cùng nông dân xây dựng các vườn điều thâm canh, hiện đại và hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo lợi ích hài hòa giữa DN và người trồng điều", Thứ trưởng Bùi Bá Bổng.
Việc suy giảm cả diện tích, năng suất và sản lượng cây điều là thách thức, nhưng là cơ hội vàng để tái cấu trúc ngành điều theo hướng hàng hóa, tập trung, cơ giới hóa, đa dạng hóa sản phẩm và bền vững. Mặc dù trong tình trạng suy thoái, nhưng đã xuất hiện nhiều mô hình tăng tính cạnh tranh và bền vững cho cây điều, nhiều vườn đạt năng suất 2-3 tấn/ha.
Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam đang khảo nghiệm 2 giống mới có năng suất cao và tỷ lệ đậu trái cao trong điều kiện gặp mưa trái mùa. Tỉnh Bình Phước hiện có 700 ha điều trồng xen ca cao, trong đó 200 ha ca cao đã cho thu hoạch với năng suất đạt 1,5 tấn ca cao và 1,5 tấn điều, đưa tổng thu nhập của 1 ha lên 80 - 90 triệu đồng, nếu mô hình trồng xen này được nhân rộng thì nguy cơ suy giảm cây điều sẽ được ngăn chặn. Việc đa dạng hóa sản phẩm với 72 món ăn được chế biến từ điều của mô hình "Nông nghiệp trồng điều" có quy mô 300 ha với sự tham gia của 140 hộ cũng là một tham khảo tốt.
TS Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đưa quan điểm: "Chúng ta không thể để tồn tại tình trạng là nước số 1 của thế giới về xuất khẩu điều mà người trồng điều lại lay lắt. Hơn 30 năm đã có thể kết luận cây điều chỉ thích hợp nhất ở vùng Đông Nam bộ mà trọng điểm là 2 tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, một số nơi khác chỉ trồng với mục đích sinh thái, môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Trên con đường bê tông phẳng phiu, uốn lượn qua những nương chè xanh ngát, chúng tôi đến nhà ông Trần Duy Hưng ở xóm Cây Thị, một trong những hộ làm chè Đông lâu năm của xã. Ông cho biết : Vì chủ động được nguồn nước tưới nên năm nào nhà tôi cũng làm 10 sào chè vụ đông.
Vụ đông năm 2014, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT), Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn triển khai 2 mô hình sản xuất trên đất 2 vụ lúa. Đó là mô hình trồng hoa ly với diện tích 1.000m2 và 8ha trồng khoai tây giống Đức bằng phương pháp làm đất tối thiểu.
Với đồng bào K’Ho dưới chân núi LangBiang này, cây dâu tây còn có một tên gọi khác, giàu ý nghĩa và trìu mến hơn: Cây đổi đời!... Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi chính cây dâu tây đã làm cho diện mạo cuộc sống của đồng bào K’Ho nơi đây thật sự thay da đổi thịt chỉ trong thời gian ngắn.
Tính đến thời điểm này, xã Thái Niên đã trồng được gần 18 ha hai giống cam nói trên, trong đó có 17,3 ha cam V2. Giống cam V2 do Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cung cấp; giống cam Canh do Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng cung cấp.
Những ngày này trên vạt đồi của các thôn: Đồng Cống, Hồ Sơn 1, Quất Sơn, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang không khí người dân chăm sóc dứa nhộn nhịp hẳn lên. Những quả dứa lúp xúp đang vươn mình chuyển sang màu vàng làm cho người trồng dứa vui hơn mỗi khi Tết đến xuân về.