Bảo Lạc Vụ Mùa Gieo Trồng Được Khoảng 6.318 Ha Cây Trồng Các Loại

Từ đầu năm đến nay, huyện Bảo Lạc gieo trồng hơn 500 ha cây trồng các loại. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt 1.229 tấn, đạt 98,42% KH tỉnh giao, bằng 98,26% KH huyện phấn đấu.
Trong đó, trồng 64,3 ha lúa xuân, năng suất đạt 43,5 tạ/ha, sản lượng 279,7 tấn; 332,02 ha ngô, năng suất 28,6 tạ/ha, sản lượng 949,6 tấn; 88,5 ha đỗ tương, năng suất 5,2 tạ/ha, sản lượng 24,7 tấn...
Hiện nay, toàn huyện gieo trồng vụ mùa ước được khoảng 6.318 ha cây trồng các loại. Trong đó, khoảng 4.685 ha ngô, đạt 105% KH; 550 ha lúa nương; 182,5 ha sắn; 797,7 ha lúa ruộng; 90,7 ha đỗ tương; 13,5 ha lạc.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Trí Công, Phó chủ tịch UBND xã Thiện Hưng (Bù Đốp) cho biết, dê là vật nuôi xóa nghèo hữu hiệu tại xã hiện nay so với một số con khác. Hiện nghề nuôi dê đã phát triển rộng và trải đều ở tất cả các thôn, ấp. Xã vừa quyết định chọn và xây dựng dự án hỗ trợ nuôi dê cho hộ nghèo, cận nghèo, thiếu đất sản xuất.

Để tìm hướng đi mới thay thế nghề nuôi tôm nước lợ nhiều rủi ro, đầu năm nay anh Trần Văn Nhựt (thôn Thanh Tân, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá chẽm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội Nông dân tỉnh và vốn ủy thác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều hội viên đã có thêm vốn để phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng.

Nằm ngoài vùng dịch bệnh, không có tình trạng gia cầm nhập lậu tại địa phương, nhưng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ nặng.

Những năm gần đây, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chuyển đổi từ nuôi heo, gà sang nuôi các loại đặc sản như heo rừng, rắn, chim trĩ, cá sấu… Đây là các loại vật nuôi có thị trường tiêu thụ ổn định, lãi cao.