Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Hồ Tiêu Đạt Mức Kỷ Lục

Xuất Khẩu Hồ Tiêu Đạt Mức Kỷ Lục
Ngày đăng: 19/12/2014

Cuối tháng 10-2014, kim ngạch xuất khẩu tiêu đạt 1,1 tỷ USD và lần đầu tiên hồ tiêu gia nhập “Câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD” của Việt Nam. Với kim ngạch xuất khẩu ấn tượng này, tiêu Việt Nam đang thuộc nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới.

Diện tích và sản lượng tăng mạnh

Theo đánh giá của Bộ NN& PTNT, thành công của hoạt động xuất khẩu tiêu được tích tụ trong mấy chục năm qua. Diện tích tiêu được mở rộng khá nhanh. Nếu như năm 1986 cả nước mới có 3.900ha tiêu thì đến nay đã tăng lên khoảng 60.000ha; bình quân tăng hơn 11%/năm, tốc độ rất cao so với các cây trồng khác.

Tại BR-VT, một trong những tỉnh trọng điểm trồng và xuất khẩu tiêu của Việt Nam, năm 1990 mới có 503ha, năng suất bình quân 1,25 tấn/ha; đến nay đã tăng lên 8.703ha, tổng sản lượng đạt hơn 13.900 tấn/năm. Tiêu được trồng chủ yếu ở các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành và Đất  Đỏ. Trong đó, Châu Đức là vùng có diện tích trồng tiêu lớn nhất với 5.882ha, chiếm gần 68% diện tích trên toàn tỉnh. Các giống tiêu đang được trồng phổ biến tại BR-VT là tiêu sẻ, tiêu Vĩnh Linh, tiêu Phú Quốc, tiêu Mã Lai, tiêu Lada Belangtoeng và nhóm giống tiêu Ấn Độ.

Từ đầu năm đến nay, giá tiêu liên tục tăng cao đã giúp nhiều nông dân giàu lên từ loại cây này. Chị Nguyễn Thị Hồng, ấp Tiến Thành, xã Quảng Thành (huyện Châu Đức) cho biết: “Gia đình tôi trồng 700 nọc tiêu trên diện tích 0,9ha. Vụ tiêu năm nay, giá tiêu tăng mạnh, năng suất lại cao nên sau khi trừ chi phí, lợi nhuận còn được 665 triệu đồng. Nói chung lợi nhuận tăng gấp 3 lần, sản lượng tăng 2 lần so với vụ mùa trước”.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, tiêu nước ta hiện đã có mặt ở  hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới, trong đó có 23 thị trường đạt trên 1.000 tấn là Hoa Kỳ, Đức, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Hà Lan, Singapore, Ai Cập, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Anh, Nga, Pakistan, Hàn Quốc, Philippines, Ukraine, Ba Lan, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Italia, Nam Phi, Australia, Canada, Thái Lan.

Nhưng chưa tận dụng tốt cơ hội

Mới đây, tại buổi làm việc với UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành về giải pháp cho các hoạt động xuất khẩu của tỉnh đến năm 2016, đại diện Viện Nghiên cứu phát triển (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, tuy giá tiêu trên thị trường thế giới tăng, nhưng Việt Nam chưa tận dụng tốt cơ hội này. Nguyên nhân là do công nghệ xử lý và chế biến chưa được quan tâm thích đáng; xuất khẩu chủ yếu là tiêu đen và tiêu trắng chưa xay.

Các DN xuất khẩu phải thu mua khoảng 80% tổng khối lượng tiêu qua thương lái, rất khó kiểm soát nguồn gốc. Tại BR-VT, mấy năm gần đây, sản xuất hồ tiêu của tỉnh tăng mạnh, nhưng khâu thu mua, chế biến, bảo quản xuất khẩu lại chậm hình thành. Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chưa có DN nào xuất khẩu trực tiếp hồ tiêu. Phần lớn tiêu được các DN từ TP. Hồ Chí Minh đến mua và xuất khẩu.

Ông Nguyễn Hữu Hiền, nhà ở xã Đá Bạc (huyện Châu Đức) cho biết: “Đến vụ thu hoạch, các DN sản xuất tiêu trong và ngoài tỉnh đến tận nhà để mua. Việc trao đổi, mua bán qua trung gian cũng có những thiệt thòi cho nông dân, giá cả không ổn định, thường giá đầu mùa tăng nhưng cuối mùa lại giảm”. Theo ông Hiền, để cây hồ tiêu phát triển bền vững, trong giai đoạn tới, nhà nước cần kêu gọi xây dựng các DN xuất khẩu tiêu, đồng thời xây dựng thương hiệu cho mặt hàng này.

Hiện nay, tỉnh đang trong quá trình xây dựng thương hiệu cho hồ tiêu BR-VT. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Vân Long, Phó Giám đốc Sở Công thương, với sản lượng lớn và khi đã có thương hiệu riêng, các ngành chức năng liên quan cần định hướng cho các DN đi vào thị trường nào cho hiệu quả, đồng thời nghiên cứu đầu tư công nghệ  để nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu.

Nguồn bài viết: http://www.baobariavungtau.com.vn/kinh-te/201412/xuat-khau-ho-tieu-dat-muc-ky-luc-570914/


Có thể bạn quan tâm

Tuyển chọn các giống lúa thích hợp cho vùng tôm lúa Sóc Trăng Tuyển chọn các giống lúa thích hợp cho vùng tôm lúa Sóc Trăng

Theo nhận định của các nhà chuyên môn, do ảnh hưởng của El Nino làm cho nền nhiệt độ tăng cao, lượng mưa giảm là nguyên nhân gây ra hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn.

30/11/2015
Lúa nếp cái hoa vàng cho giá trị kinh tế cao Lúa nếp cái hoa vàng cho giá trị kinh tế cao

Những năm qua, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã chủ động thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống lúa thông thường sang thâm canh những giống lúa có chất lượng cao (CLC), trong đó có nếp cái hoa vàng. Hiệu quả bước đầu cho năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường phản hồi tích cực.

30/11/2015
Đang khảo nghiệm 8 giống mía để thay thế giống ROC 16 Đang khảo nghiệm 8 giống mía để thay thế giống ROC 16

Thông tin từ Bộ phận khuyến nông, thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), hiện công ty đã đưa về 8 giống mía từ Viện Nghiên cứu mía đường và đang tiến hành trồng khảo nghiệm tại trại thực nghiệm của Casuco ở huyện Phụng Hiệp và một số hộ dân bên ngoài.

30/11/2015
Nguy cơ mất vùng nguyên liệu mía Nguy cơ mất vùng nguyên liệu mía

Thới Bình là huyện trọng điểm của Cà Mau về quy hoạch trồng mía, nhưng từ nhiều năm nay, người dân không thể sống với cây mía nên đã "phá rào" chuyển đổi qua nuôi trồng cây con khác. Thực trạng trên đến nay đã đến mức báo động.

30/11/2015
Phát triển bền vững thương hiệu, hướng tới mục tiêu xuất khẩu cam Cao Phong Phát triển bền vững thương hiệu, hướng tới mục tiêu xuất khẩu cam Cao Phong

Nhằm đẩy mạnh chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam ra thị trường trong nước, xuất khẩu, đưa thương hiệu cam Cao Phong phát triển bền vững trong thời gian tới, trong 2 ngày 27 - 28/11, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ hội cam Cao Phong lần thứ nhất.

30/11/2015