Đồng Tháp Tổ Chức Lại Ngành Hàng Cá Tra Theo Nghị Định 36
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức triển khai Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (có hiệu lực từ ngày 20/6/2014) đến tất cả doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành hàng cá tra trên địa bàn tỉnh.
Đồng Tháp xác định sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế của tỉnh nên việc triển khai thực hiện "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp" và tổ chức lại ngành hàng cá tra theo Nghị định 36 là phù hợp.
Ủy ban Nhân dân chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Sở Công Thương tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh; tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với quy định về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra; tăng cường quảng bá, tiềm kiếm thị trường... nhằm tạo giá trị gia tăng cho ngành hàng cá tra trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Sở phải hướng dẫn nông dân sản xuất cá tra nguyên liệu theo quy trình, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm để cải thiện các chuỗi giá trị ngành hàng cá tra.
Sản xuất ngành hàng cá tra đang là thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp, một trong năm ngành hàng chủ lực được chọn triển khai thực hiện theo Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp."
Hiện tại, toàn tỉnh có gần 2.000ha diện tích nuôi cá tra ổn định theo quy hoạch, với sản lượng đạt khoảng 400.000 tấn/năm.
Phần lớn diện tích nuôi cá tra của tỉnh được tập trung ở các vùng nuôi khép kín (nuôi-chế biến) của 36 doanh nghiệp trong nhóm ngành hàng, chiếm tỷ lệ gần 65% tổng diện tích nuôi.
Các doanh nghiệp có diện tích nuôi khép kín lớn như Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Docifish...
Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất-tiêu thụ cá tra từng bước được củng cố, xác lập và có bước phát triển mới, các hộ nuôi riêng lẻ cũng đã thực hiện liên kết với các nhà máy chế biến thức ăn hoặc đại lý cung cấp thức ăn thủy sản, với tỷ lệ đạt gần 88%. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành hàng cá tra tổ chức lại sản xuất, thực hiện theo Nghị định 36 trong thời gian tới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn băn khoăn đối với quy định là doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng với Hiệp hội cá tra để đảm bảo điều kiện xuất khẩu, nhưng hợp đồng kinh doanh của doanh nghiệp phải được bảo mật nên điều khoản này sẽ khó khả thi.
Mặc khác, doanh nghiệp cũng lo ngại khi áp dụng thu phí thẩm định kinh doanh thương mại cá tra sẽ tạo ra gánh nặng đối với doanh nghiệp và đề nghị lùi thời gian áp dụng Nghị định để hoàn chỉnh các nội dung theo yêu cầu.
Có thể bạn quan tâm
Bò là một trong những con vật tương đối dễ nuôi, tỷ lệ rủi ro thấp, thức ăn cho bò dễ tìm chủ yếu là các phụ phẩm từ nông nghiệp như rơm rạ, bắp, cám gạo, cỏ… Tuy nhiên trong quá trình nuôi nếu không đảm bảo quy cách chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc và không đáp ứng đủ liều lượng thức ăn và các loại thức ăn bổ sung thì bò sẽ chậm lớn, trọng lượng giảm sút, ảnh hưởng đến thu nhập kinh tế của nông dân.
Phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) cho biết, tổng đàn bò sữa trên địa bàn huyện Đơn Dương hiện nay đang tăng nhanh, đạt trên 9.800 con. Chủ yếu được nuôi trong dân (trên 6.700 con), trong đó số bò đang cho sữa gần 2.600 con với sản lượng sữa đạt trên 50 tấn/ngày.
Theo Chi cục Quản lý thị trường Bến Tre, thời gian qua, tình hình thương lái mua cau non với giá cao để xuất khẩu nhưng không rõ mục đích sử dụng đã diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh như TP. Bến Tre, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm.
Trong những ngày này, người trồng tiêu tại huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) rất lo lắng và bức xúc trước tình trạng bọn trộm cắt phá vườn tiêu, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân.
Ngày 17-6, Ban tổ chức Hội chợ triển lãm giống nông nghiệp TP.HCM đã có buổi giới thiệu về Hội chợ này. Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 26 - 29/6, tại Trung tâm Công nghệ Sinh học (phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM).